SƯƠNG NGUYT ANH

Tấm gương nữ lưu Nam Kỳ

 

Nam Sơn Trần Văn Chi

 

Đem chuông lên đánh Sài G̣n

Để cho nữ giới biết con cụ Đồ

(Ca dao Bến Tre)

 

Sau Mậu Thân, chung cư Ấn Quang, Minh Mạng được xây tại khu vực Ngă Sáu Chợ Lớn, và cũng tại đây, Trường Nữ Trung Học Tổng Hợp Sương Nguyệt Anh đầu tiên của Việt Nam cũng được xây dựng với sự bảo trợ của Huê Kỳ. Trường khánh thành năm 1971, ngoài chượng tŕnh phổ thông trung học, trường c̣n dạy thêm môn nữ công gia chánh, may vá nấu ăn, kế toán đánh máy, âm nhạc, hội hoạ, nghệ thuật cắm hoa,  vơ thuật… Nữ sinh từ lớp 6 được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp với  pḥng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng…

***

Bà Nguyễn Thị Khuê (1864-1922), bút hiệu là Nguyệt Anh, con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu, nên ở nhà gọi là cô Năm Hạnh, gọi theo cách gọi Miền Nam. Tên của bà có sách ghi là Nguyễn Xuân Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Khuê, Nguyễn Thị Xuân Khuê, nhưng theo Nguyễn Chi Thế Phổ của gia đ́nh Nguyễn Đ́nh Chiểu ở Bến Tre th́ ghi bà tên là Nguyễn Thị Khuê. Sau khi chồng chết, Bà thủ tiết, thêm chữ Sương vào bút hiệu của ḿnh thành ra Sương Nguyệt Anh, có nghĩa là Nguyệt Anh goá chồng. (Sương là giột nước ban đêm rơi đọng trên lá cây ngọn cỏ. Chữ Sương c̣n chỉ người đàn bà ở góa, Sương khuê chỉ cái bóng của người phụ nữ ơ góa.)

Bà Nguyễn Thị Khuê sanh ngày 8/3/1864 tại xă An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; cha là cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu, mẹ là bà Nguyễn Thị Điền. Khi Nguyễn Thị Khuê sanh ra th́ cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu đă từ Cần Giuộc dời về ở Ba Tri Bến Tre. Bà cùng người chị tên Nguyễn Thị Kim Xuyến được cha truyền dạy chữ Hán, chữ Nôm. Cả hai chị em đều rất thông minh, nổi tiếng tài sắc, được người trong làng ca tụng là Nhị Kiều. Từ nhỏ bà đă chịu ảnh hưởng của ḍng máu “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà” của người cha khí phách hiên ngang, yêu nước thương dân…  

Chữ Hán của Nguyễn Thị Khuê từ thời con gái, có thể làm thơ xướng họa được với các Nho sĩ hay chữ đương thời. Bà cũng làm thơ Nôm, nhắc nhở mọi người hăy nhớ đến cảnh nhà tan, nước mất, phải sống sao không hổ với đất nước...

Nhưng “Hồng nhan gian truân”, con đường t́nh duyên của Nguyễn Thị Khuê không may mắn!

Năm 1888, cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu mất, Nguyễn Thị Khuê được 25 tuổi.  Bấy giờ có một ông Tri phủ đến hỏi bà làm vợ không được, bèn đem ḷng oán hận, t́m cách hăm hại. Bà cùng gia đ́nh của người anh ruột phải bỏ xứ về ở Cái Nứa (Mỹ Tho) rồi sau lại dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà của ông nghè Trương Văn Mân.

Tại đây, bà kết duyên với ông Phó Tổng sở tại, góa vợ, tên Nguyễn Công Tính, và sanh được một gái tên là Nguyễn Thị Vinh. Năm con gái được 2 tuổi, th́ chồng mất. Từ đó bà thủ tiết thờ chồng nuôi con, và mở trường dạy chữ Nho để sanh sống.

[Sau nầy Nguyễn Thị Vinh lấy chồng là ông Mai Văn Ngọc, sanh một cô con gái đặt tên Mai Huỳnh Hoa nhũ danh Kim Ba. Mai Huỳnh Hoa sau kết duyên với nhà hoạt động chánh trị, nhà yêu nước nổi tiếng là Phan Văn Hùm (1902-1946), tác giả cuốn sách Ngồi Tù Khám Lớn (1929)].

Chồng chết, Nguyễn Thị Khuê thủ tiết lấy bút hiệu Sương Nguyệt Anh. Nhưng ngươi “mẹ-goá-con-côi” tài hoa hương sắc nào có được yên, luôn bị những đấng mài râu làm thơ vở tṛ ong bướm. Chuyện thơ văn xướng hoạ của bà trong thời gan nầy để lại nhiều giai thoại văn chương tới nay:

Đối (Ông Bảy Nguyệt ở Mỏ Cày):

Ai về nhắn với Nguyệt Anh cô

Chẳng biết ḷng cô nghĩ thế mô?

Không phải văi chùa toan đóng cửa

Đây ḷng gấm ghé bắc cầu Ô

Đáp (Sương Nguyệt Anh):

Chẳng phải Tiên cô, cũng đạo cô

Cuộc đời dâu bể biết là mô?

Lọng sườn dẫu rách c̣n kêu lọng

Ô bịt ṿng vàng cũng tiếng ô

Phải thời cô quả chịu thời cô

Chẳng biết tuồng đời tính thế mô?

Ḍm thấy bụi trần toan đóng cửa

Ngọc lành chi để thẹn danh ô

Sau đó Bà Sương Nguyệt Anh lên Sài G̣n, làm thơ, viết báo đăng trên tờ Nữ Giới Chung-Tiếng Chuông Nữ Giới, do ông Trần Văn Chim làm chủ bút. Rồi những năm 1906-1908 phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu nổi lên rất mạnh ở Sài G̣n bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh xuất dương sang Nhật du học. Tư tưởng của Sương Nguyệt Anh so với phụ nữ đương thời thật tiến bộ, văn chương mạnh mẽ qua những lời kêu gọi mọi người hưởng ứng Đông Kinh Nghĩa thục và phong trào Duy Tân. Tiếng tăm của bà ngày càng được nhiều người biết, đến năm 1917, Sương Nguyệt Anh được một nhóm chí sĩ ái quốc mời làm chủ bút tờ Nữ Giới Chung.

Chủ nhiệm Nữ Giới Chung là ông Henri Blanquière, số báo đầu tiên ra mắt độc giả ngày 1/2/1918 tại Sài G̣n, toà soạn đặt tại số nhà 15 đường Taberd (nay là đường Nguyễn Du, quận 1, Sài G̣n). Báo phát hành định kỳ hàng tuần vào ngày Thứ Sáu, có 8 trang quảng cáo, 18 trang nội dung bao gồm xă thuyết, văn nghệ, gia chánh, học nghề, lời hay ư đẹp, vân vân.

Cũng trên tờ Nữ Giới Chung này, c̣n có những bài thơ đề cao tinh thần quật khởi của các nữ anh hùng dân tộc như bà Trưng, bà Triệu, hoặc đăng những bài thơ đề cao nữ quyền, đặc biệt có nêu hai câu thơ như là khẩu hiệu kêu gọi phụ nữ:

Vang lừng nữ giới những hồi chuông,

Thúc bạn quần thoa thoát cửa buồng...

(Số 8 ra ngày 22-3-1918)

Tờ báo tập hợp được những nhà báo tiến bộ, lên tiếng đ̣i nam nữ b́nh quyền, thúc giục, vận động giới phụ nữ hăy học hành, đấu tranh cho được ngang hàng với nam giới như phụ nữ ở các nước tiên tiến Châu Âu, châu Mỹ.

Ngoài khẩu hiệu thúc dục phụ nữ: Vang lừng nữ giới những hồi chuông/Thúc bạn quần thoa thoát cửa buồng , bà Sương Nguyệt Anh cũng đích thân viết bài đ̣i hỏi nữ quyên:

“Thời thế bể dâu, cục diện đă khác... Chị em ơi!... Muốn có cái địa vị ngang hàng với nam giới th́ (chẳng những) việc tề gia nội trợ phải thuộc ḷng, t́nh thế trong ngoài cũng nên ghé mắt, tuy chưa được như người Âu Mỹ song cũng đừng phụ tiếng Lạc Hồng” (Số 8 ngày 22-3-1918)

Bà là người mạnh dạn và công khai viết báo kêu gọi thanh niên Việt Nam không nên đi lính cho Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhứt 1914-1918, qua bài thơ Chinh Phụ:

Cỏ rạp sân thềm liễu rủ tơ,

Chàng đi bao thuở lại quê nhà?

Nửa đêm trăng xế, ḷng ngao ngán,

Chiếc gối quyên gào lụy nhỏ sa.

Ải Bắc mây giăng che bóng nhạn,

Vườn Xuân nắng tắt rẻ mày nga

Nhớ nhau mấy lúc chiêm bao thấy

Ngàn dặm lang quân biết chẳng là?

(Chinh Phụ Thi, Nguyễn Đ́nh Chiêm dịch)

Chủ trương của Sương Nguyệt Anh khiến cho mật thám Pháp e ngại, các mạnh thường quân bị áp lực phải ngưng bảo trợ Nữ Giới Chung ! Đến tháng 07 năm 1918, sau gần một năm có mặt , Nữ Giới Chung buộc phải đ́nh bản do khó khăn tài chánh.

Cũng ngay lúc nầy, người con gái độc nhứt của bà tên Nguyễn Thị Vinh qua đời sau khi sanh nở. Hết khóc mẹ, khóc cha, khóc chồng, nay bà lại phải khóc con, khiến đôi mắt bà bị đau rồi bị mù ḷa hẳn.Từ đấy, sớm chiều bà lại tiếp tục dạy học và sáng tác thơ văn.

Bà mất ngày 12 tháng chạp năm Tân Dậu (tức 9 tháng 1 năm 1922) lúc 58 tuổi. Mộ Bà lúc đầu ở Mỹ Nhơn, sau năm 1959 được đồng bào địa phương cải táng dời về chôn cạnh mộ phần của song thân, trong khu mộ Nguyễn Đ́nh Chiểu ngày nay.

***

Sanh ra giữa lúc tiếng súng xâm lăng của giặc Pháp nổ trên mảnh đất quê hương Nam Kỳ Lục Tỉnh, lớn lên Nguyễn Thị Khuê đă từng chứng kiến những cảnh thống khổ của đồng bào và bà cũng thấy rơ bộ mặt thật của giặc Pháp bấy giờ. Bà và cả gia đ́nh Nguyễn Đ́nh Chiểu cũng cùng chung số phận ấy với người dân. Do đó, thơ của Sương Nguyệt Anh, bên cạnh tính chất trang nghiêm, nho nhă vẫn hàm chứa nỗi niềm thiết tha, ưu tư sâu lắng đối với dân với nước.

Khi Vua Thành Thái vào Nam, Bà làm thơ nhắc nhở vua trong lúc bên yến tiệc xa hoa, ngựa xe đón rước, chớ quên dân chúng trong tay giặc, lầm than, nghèo đói, lam lũ... Lời thơ b́nh dị, kín đáo mà nghĩa khí tràn đầy, nam nhi đương thời cũng khó bề sánh nổi:

“Ngàn thu nay gặp hội minh lang,

Thiên hạ ngày nay chí mở mang

Tấc đất ngọn rau tràn dưới mắt,

Đai cân bầu nước chật ven đàng!

Vui ḷng thánh đế nơi xe ngựa

Xót dạ thần dân chốn lửa than

Nước mắt cố cùng, trời đất biết

Biển dâu một cuộc nghĩ mà thương”.

 (Thơ tiễn ông Kinh Hối nhậm chức ở Sa Đéc)

Phong cảnh mặc dầu chia đất khác

Nắng mưa đâu cũng đội trời chung

Quê người tạm gửi nhành dương liễu,

Đường hoạn xin tṛn phận kiếm cung..

Bên cạnh sự đoan trang, nền nếp, bà vẫn có một tác phong giao du phóng khoáng, có quan hệ rộng răi với nhiều tầng lớp xă hội. Thời con gái cũng như khi đă có chồng con, hay lúc góa bụa, bà vẫn giữ cung cách giao tiếp tự nhiên.

Năm canh thức nhấp,năm canh những

Nửa gối so le, nửa gối chờ

Vườn én rủ ren trên lối cũ,

Canh gà xao xác giục t́nh xưa...

(Tự Thán khi chồng chết)

***

Sương Nguyệt Anh sáng tác nhiều, nhưng v́ không được tập trung in thành sách nên nay chỉ c̣n tản mác một số bài thơ, như: Đoan Ngọ nhật điếu Khuất Nguyên, Tức sự , Chinh Phụ thi, Thưởng bạch Mai, Vịnh ni cô, vua Thành Thái vào Nam, cảm tác khi lính Việt đi Âu chiến...Và vài bài vè, như: Vè tiểu yêu, Vè Thầy Hỷ, Vè đánh đề ...

Thơ của Sương Nguyệt Anh thường là thơ Nôm, theo thể Đường luật. Thơ của bà là để đối đáp lại những người đă trêu ghẹo, đă tỏ t́nh với ḿnh, nhằm nêu lên đức kiên trinh của người phụ nữ Nam Kỳ Lục Tỉnh bấy giờ. Như:Tiễn ông Kinh Hối nhậm chức kinh lịch ở Sa Đéc, Họa thơ Bảy Nguyên, Họa thơ Phủ Ngọc,  Họa thơ Bái Liêu, Thưởng Bạch Mai, Vịnh ni cô...

Cuộc đời Sương Nguyệt Anh đă trải qua biết bao đau khổ, nhưng nói đến Sương Nguyệt Anh, là nói đến Nữ Giới Chung, nói đến một tấm gương hoạt động cho nữ lưu Nam Kỳ buổi giao thời vào thế kỷ 19-20.

Sương Nguyệt Anh rất xứng đáng là nữ sĩ tiền phong, tên Bà xứng đáng được đặt tên trường và tên đường ở Sài G̣n và cả nước.

Ngày 10 tháng 10 năm 2008

tranvannamson@gmail.com