Phần III – Đất nước và con người

 

LÀNG TÔI

 

Thuở xưa, người ḿnh lúc Tây chưa vô th́ đa phần sống ở thôn quê. Bấy giờ nước ta chưa có thành thị. Người dân đâu ở đó, trao đổi hàng hóa sản phẩm ở chợ quê. Nền kinh tế của ḿnh là nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp.

Làng Việt Nam là đơn vị hành chánh cơ sở nhỏ nhất, nhưng nó là cơ bản của xă hội. Làng c̣n là chỗ tập hợp sinh hoạt của cộng đồng dân chúng; nơi đó ngoài trụ sở hành chánh, trong Nam gọi là Nhà Việc  (như ở Mỹ gọi là Civic Center) c̣n có Đ́nh và Chùa.

Mọi sinh hoạt của người dân đều xoay quanh đ́nh và chùa. Làng nào trong Nam cũng đều có đ́nh. Đ́nh là nơi thờ thần của làng. Sắc thần do vua ban, được giữ  kỹ trong một hộp gỗ do một kỳ lăo cất giữ, hàng năm vào ngày hội cúng đ́nh, sắc mới được thỉnh đem về Đ́nh làm lễ cúng. Đ́nh do quỹ chung của làng đóng góp xây dựng, gọi là quỹ công nho (1). Trái lại, chùa do cá nhân xây dựng nên, rồi thỉnh sư về trụ tŕ. Thuở xưa, trong xứ Nam Kỳ các nhà giàu thường dựng chùa để làm phước và c̣n hiến cho chùa đất vườn, đất ruộng để làm tịnh tài lo cho chùa. Phật giáo trong Nam h́nh thành như vậy, chớ có giáo hội ǵ đâu.

Tùy hoàn cảnh, tùy duyên mà chùa, đ́nh được xây dựng, nên không có kế hoạch, và không tập trung xung quanh Nhà Việc.

Đ́nh và Chùa c̣n là nơi giải quyết hầu hết những mâu thuẩn, vướng mắc t́nh cảm, pháp lư của dân làng. Tuy chế độ Việt Nam xưa là phong kiến trung ương tập quyền, nhưng làng ở Việt Nam mang tính tự trị, không như làng ở Châu Âu .

Phép vua thua lệ làng

Câu nói trong dân gian xưa nay nói lên xă thôn Việt Nam ḿnh ngày xưa là dân chủ cấp cơ sở rất cao. Pháp vào cai trị ḿnh coi đó là nét độc đáo và duy tŕ ở xứ Nam Kỳ thuộc Pháp; các nhà luật pháp cũng lấy đó mà viết sách, dạy học trong các trường luật Việt trước đây. Trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng (lớp nhứt trường làng) có bài Làng Tôi xin trích :

Làng tôi gần ở tỉnh, xung quanh làng có lũy tre, đứng ngoài không nom thấy nhà cửa. Đầu làng cuối làng có cổng xây bằng gạch.

Mấy ông biên soạn (2) tả cái làng tôi ở miền Bắc; nên rất xa lạ với học tṛ Nam Kỳ Lục Tỉnh. Cái lũy tre đi vào thi ca văn chương, mà sự thực người ở Nam Kỳ không có khái niệm ǵ về lũy (3) tre cả.

Giống như thanh niên Việt Nam thế hệ thập niên 50, 60 thích nói về ”ḍng sông Seine  về gare Lyon đèn vàng!” (4).

Cũng giống như trường hợp Tự Lực văn Đoàn. Số là khi ”nước nhà độc lập, cụ Hoàng Xuân Hăn soạn ra chương tŕnh giáo dục đầu tiên, cụ đưa mấy tác phẩm trong Tự Lực Văn Đoàn vào chương tŕnh Trung Học. Sự thể làm cho cả thế hệ học tṛ miền Nam tưởng rằng trong lục tỉnh cũng có cô Loan hoặc các ông bà Phán !  Thật t́nh trong xứ Nam Kỳ xưa, xă hội đâu có phong kiến như thế, nên đâu nhứt thiết phải đoạn tuyệt như cố gái Loan đoạn tuyệt gia đ́nh chồng! 

Bài ”Làng tôi trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư, tả cảnh làng tôi” êm đềm thơ mộng, cuộc sống b́nh dị,in đậm trong trí mọi người. Xin trích :

“Trong làng có nhà cửa phần nhiều là nhà lá. Nhà nào cũng có sân có vườn, hoặc có ao nữa, xung quanh có hàng rào tre. Ngoài vườn th́ trồng rau, khoai cùng các thứ cây có quả .

Đường sá th́ chỉ có con đường chạy thẳng qua làng là rộng, c̣n th́ những lối đi hẹp, khúc khuỷu quanh co”.

Cuối bài ”Làng tôi”, tác giả toát yếu bằng câu: Sống ở làng, sang ở nước.”

Đây là chủ đích của Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nên bài nào tác giả cũng tóm bằng một câu tạo ấn tượng và giáo dục học tṛ. Đúng là cái tâm cảnh người Việt ta xưa kia là như thế, mà ngay cả ngày nay cũng c̣n. Làng là nơi thể hiện t́nh cảm gắn bó, tương lân xóm cḥm, khi”tối lửa tắt đèn(5) vui buồn, hoạn nạn có nhau. Những biểu hiện tiêu cực, xấu xa, vô đạo đức không thể tồn tại. Do vậy v́ sống ở làng” nên mọi người phải tử tế với nhau làm cho cộng đồng, làng xóm an cư thịnh vượng, mọi người thấy b́nh an.

Từ ở làng con người vươn ra xă hội xung quanh lớn hơn, để thi thố, hun chí nam nhi mà đóng góp cho nước. Sang ở nước là ư đó. Đem chí tang bồng trả ơn vua, lộc nước, mới làm cho con người nam nhi sang. Chữ  Sang” ở đây không phải sang v́ của, v́ tiền, v́ ruộng đất; mà sang v́ nước” là hiểu theo nghĩa góp đền nợ nước, ơn vua. Do vậy, con người ta, đặc biệt Việt Nam ly hương, ai cũng muốn đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng ”quê hương xứ sở; nếu không th́ cảm thấy cuộc đời vô nghĩa, như cây cỏ vô tri vậy !

Năm mươi năm, đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nhân bài làng tôi” với câu :

Sống ở làng, sang ở nước khiến thắm thía làm sao, nhứt là càng về già.

Giá trị của Quốc Văn Giáo Khoa Thư măi măi ở trong ḷng thế hệ của chúng ta, ngoài những kỷ niệm về thời thơ ấu, nó c̣n có giá trị cao về giáo dục, măi tới ngày nay.

 

(1)  Công nho : do đọc trại chử “ công nhu” là quỹ dành cho việc chung, nhu cầu chung

(2)   Ô. Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc và Đỗ Thận

(3)  Lũy : bờ đất tre trồng làm hàng rào ( giải nghĩa của Quốc Văn Giáo Khoa Thư)

(4)  Sông Seine chảy qua Paris, ga xe lửa Lyon ở thủ đô Paris bên Pháp

(5) Ư nói khi gặp hoạn nạn khẩn cấp cần giúp ( emergency)