Phần I: Luân Lư Giáo Khoa Thư

 

GIA TỘC LÀ G̀?

 

 

Hinh_P68

 

Cha dạy con

(ảnh Quốc Văn Giáo Khoa Thư)

 

 

Bài ”Gia Tộc””là bài mở đầu nói về ”bổn phận đối với gia tộc” trong Luân Lư Giáo Khoa Thư, có tánh cách khai tâm, vỡ ḷng.

Gia tộc là ǵ ?

Tác giả  Luân Lư Giáo Khoa Thư dạy rằng :

 “Người ta ai cũng có gia tộc, nghĩa là có ông bà, cha mẹ, chú bác, cô d́, anh em, chị em. Ta khôn lớn lên, ta học tập được thành người, cũng nhờ có gia tộc””.

Gia tộc nói chung là họ hàng cùng huyết thống, mà tác giả đă kể ra thật dễ hiểu, dễ nhớ, trẻ con dễ h́nh dung. Tuổi thơ khó phân biệt chú bác, cô d́. Lớn lên người học tṛ qua thực tế cuộc sống sẽ phân biệt ra : chú là em của cha, bác là anh của cha (nói theo miền Nam); cô là chị hay em gái của cha, d́ là chị hay em gái của mẹ. Tiếng xưng hô của người ḿnh xem ra rơ ràng và thứ  bậc quá. Ở Âu Mỹ họ không có được như ta, có lẽ do họ không có nếp sống, cấu trúc dựa vào nền tảng gia đ́nh, mà nặng nề về cá nhân(?).

Ra hải ngoại, tinh thần gia tộc của người ḿnh do hoàn cảnh, khác hẳn lúc ở quê nhà. Nhưng nói ǵ th́ nói, người Việt ḿnh thành công nhiều ở hải ngoại nhờ biết dựa vào nền tảng gia đ́nh, gia tộc.

Gần một thế kỷ trước, tác giả Luân Lư Giáo Khoa Thư khẳng định: ”Ta học tập được thành người cũng nhờ gia tộc”. Xem ra giờ nầy c̣n đúng, nhứt là đối với người hải ngoại. Cha mẹ Việt Nam quan niệm chữ ”thành người””không phải là đủ 18 tuổi, mà phải có vợ có chồng, sanh con đẻ cái, có nhà cửa cơ ngơi... Những ai là cha là mẹ chắc chia sẻ được với tác giả của Luân Lư Giáo Khoa Thư.

Con hơn cha là nhà có phước

Người cha trong xă hội Việt Nam luôn là căn bản, có tánh cách quyết định tương lai con cái. Nên mới có câu :

Con không cha như nhà không nóc.

Con có cha như nhà có nóc

Vai tṛ người cha luôn tiêu biểu, gương mẫu, vạch đường cho con cái. (Trường hợp gia đ́nh tổng thống Kennedy, tổng thống Bush ...  gần giống như phong cách Việt Nam).

Tác giả Luân Lư Giáo Khoa Thư, tiểu dẫn một gia tộc như sau :

 Nhà tôi có ông bà, cha mẹ, anh em và chị em tôi. Cha tôi th́ đi làm để nuôi cả nhà. Mẹ tôi th́ trông nôm dạy bảo chúng tôi và coi sóc việc trong nhà. Chúng tôi lúc nào cũng nết na dễ bảo, để cho ông bà cha mẹ được vui ḷng””.

Luân Lư Giáo Khoa Thư mô tả gia tộc thời xưa chỉ có người cha đi làm, nay th́ khác, cả cha mẹ phải đi làm, nhứt là ở Mỹ, mới có đủ lo cho gia đ́nh. Và may mắn thay các gia đ́nh Việt Nam nào c̣n ông bà, ở nhà trông nôm cháu, đóng vai ”nội tướng”. Cái nầy người Mỹ khác ta, họ không có cảnh bà trông cháu.

Việc dạy dỗ con cái ở nhà thường là nhiệm vụ của người mẹ, nên tánh t́nh, nếp sống, ăn ở đối xử, nói chung của con cái chịu ảnh hưởng nơi người mẹ rất nhiều.

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

Người ḿnh dạy con cái trước hết là phải vâng lời, nết na, dễ bảo, lễ phép.

Cá không ăn muối cá ươn,

Con cải cha mẹ trăm điều con hư.

 Hay      

 - Áo mặc sao qua khỏi đầu.

Giáo dục ở đây, Huê Kỳ, khuyến khích trẻ con ”phát triển tự do”. Ở một xă hội đa chủng tộc, đa văn hóa như thế mà người Việt Nam ḿnh biết sống dựa vào gia tộc nên gia đ́nh bền vững.

Trong phần kết Luân Lư Giáo Khoa Thư viết :

 Kể cả trong họ th́ có chú bác, cô d́, anh em, chị em họ, là những người cùng máu mủ với tôi””.

Gia tộc kết nối với nhau bằng máu mủ tức là huyết thống.

- Một giọt máu đào hơn ao nước lă.

Qúi báu thay là t́nh nghĩa do huyết thống gia đ́nh, gia tộc, và quư hơn nữa là t́nh nghĩa đồng hương, đồng bào của người Việt Nam.

Nhưng nếu cái ǵ cùng ”đồng hương ủng hộ đồng hương” hay ”người Việt bầu cho người Việt””th́ xem chừng quá đáng chăng ?

Tinh thần gia tộc là tốt, nhưng nếu quá đáng sẽ thành hẹp ḥi, cuộc bộ, địa phương !