Phn II – Gia đ́nh và học đưng

 

ĐI HỌC PHẢI ĐÚNG GIỜ

 

Xuân đi học coi người hớn hở,

Gặp cậu Thu đi ở giữa đàng,

Hỏi rằng : Sao đă vội vàng,

Trống chưa nghe đánh đến tràng làm chi ?

Sau nửa thế kỷ mà tôi vẫn c̣n xúc động khi đọc lại bài tập đọc lớp Sơ Đẳng mà học tṛ thuở ấy ai cũng thuộc. Bài đọc thể song thất lục bát: ”Đi học phải đúng giờ” mở đầu cho giáo tŕnh lớp Sơ Đẳng.

Không phải tự nhiên mà tác giả đưa bài “Đi học phải đúng giờ” lên đầu cuốn sách. Ư nghĩa bài tập đọc dạy cho học sinh phải đúng giờ, đă in sâu vào thế hệ trẻ Việt Nam thuở xưa, thành thói quen, như một thứ kỷ luật, để sau này thành những công dân biết tôn trọng giờ giấc trong các sinh hoạt.

Thật vậy, hồi xưa xứ ḿnh làm ǵ có đồng hồ, người ta đo thời gian: ngày th́ nh́n mặt trời, đêm nghe tiếng gà gáy, chim kêu. Nông dân nh́n nước sông lúc lớn, lúc ṛng để biết thời gian, hoặc đo thời gian bằng bao nhiêu hơi thuốc hút, hoặc một nửa bả trầu!

Các nơi công quyền th́ tính  thời gian theo canh giờ (2 giờ đồng hồ) và được báo bằng tiếng trống; nên xác suất chênh lệch hai hoặc ba giờ đồng hồ là thường. Ta nghe câu nói :

Quan cần dân trễ. Xưa nay là như vậy đó.

Học tṛ ngày xưa ít khi có đi học trễ. Học tṛ đi trễ không dám vô trường, cha mẹ anh chị phải dắt vô lớp. Thuở ấy đi học trễ dù có lư do chính đáng đều rất xấu hổ, mắc cở với bạn bè.

Trường tôi có 3 lớp và 3 pḥng học. Cái trống treo ở lớp Sơ Đẳng,  ở cuối pḥng học. Thầy giáo phân cho tṛ lớn nhất lớp, thường là trưởng lớp, thủ đánh trống.

Học tṛ thuở đó ở xa trường, tận trong vườn, trong ruộng… v́ hai ba làng mới có một trường học sơ học (Cấp I ). Chúng tôi lúc đó đến trường rất sớm có khi cả hai tiếng đồng hồ và chơi đùa quanh trường học, ở nhà lồng chợ gần bên trường. Nghe ba hồi trống là chuẩn bị tề tựu về trường; rồi nghe một hồi trống sau đó (độ 10 phút) là chạy về lớp sắp hàng, rồi nghe 3 tiếng trống (độ 5 phút) là vào lớp theo sự hướng dẫn của thầy cô.

Cái trống báo giờ ngày xưa mà tôi được biết là nhờ được đi học và thói quen đúng giờ cũng do đó mà có.

Sau này ra tỉnh học Cours Moyen rồi lên lớp Nhứt, tôi vẫn c̣n nhờ tiếng trống mà biết thời gian vào lớp đúng giờ. Trường tỉnh có cổng ra vào, mở đóng đúng giờ, và tôi chưa một lần bị nhốt ngoài cổng v́ đi trễ. 

Lúc này ở nhà tôi có mua được cái đồng hồ hiệu con gà trống của Tây, số có màu xanh dạ quang, ban đêm nh́n rất đẹp; và má tôi trịnh trọng để ở bàn thờ giữa trước lư hương, có nhiều người hàng xóm đến coi giờ.

Rồi cái đồng hồ tay hiệu Cita (?) đầu tiên tôi có được khi vào lớp đệ Thất ( lớp sáu ngày nay) luôn bên tay nhắc tôi phải đúng giờ.

Xuân và Thu là hai chú học tṛ lớp Sơ Đẳng đối đáp trong bài tập đọc Đi học phải đúng giờ”, 50 năm xưa vẫn gây cho tôi nhiều ấn tượng khó quên. Kỷ niệm học tṛ nên thơ cũng như kỷ niệm về cái trống báo giờ đến trường, là bài học đúng giờ mà Quốc Văn Giáo Khoa Thư đă dạy tôi từ lúc bé.

Ngày nay, chúng ta có rất nhiều dụng cụ đo giờ, báo giờ. Đồng hồ tay, đồng hồ trên xe, đồng hồ trong điện thoại, trên radio, trên T.V, trên tủ lạnh, trên microwave...  Nó ở nơi làm, nơi ngủ, nơi làm vệ sinh chỗ nào cũng có đồng hồ. 

Thế mà chúng ta cố t́nh không thấy, không nghe, không care, không mắc cỡ...  đủ Bốn Không” để đi trễ !

Đi đám cưới trễ, đi họp trễ, đi coi hát trễ v..v.. 

Dù nhớ, dù quên Quốc Văn Giáo Khoa Thư, nhưng chắc chúng ta c̣n nhớ 4 câu thơ song thất lục bát :

Xuân đi học coi người hớn hở,

Gặp cậu Thu đi ở giữa đàng,

Hỏi rằng : Sao đă vội vàng,

Trống chưa nghe đánh, đến tràng làm chi ?

nhắc nhở chúng ta bài học: Phải đúng giờ.