Những cái bóng

VITA

 

... Sống tối-tăm không tên tuổi, vất-vả, đau-thương, một khi họ chết, h́nh-hài biến thành cát bụi, họ không c̣n ǵ cả. Tuy-nhiên, những cái bóng của họ vẫn c̣n vang măi trong ḷng kẻ đến mai sau . . .

. . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Anh đi ra bể mênh-mông

Dập-d́u băo-tố, chập-chùng sóng cao,

Đêm nằm tôi thấy chiêm-bao,

Anh về vui-vẻ, tay lau bụi hồng,

Khắp nơi đón rước chào mừng,

Tôi lê thân bệnh, ngại-ngùng đón ai

Giữa cơn sốt-rét mê say

Tôi trông thấy bóng quơ tay ôm chầm,

Tỉnh ra mới biết ḿnh lầm,

Buồn khuya tôi rút ruột tằm gởi ai.

Con đường dầu lắm chông gai,

C̣n duyên tri-kỷ c̣n ngày gặp nhau.

Anh ơi ! Mạnh giỏi làm sao ? ...

VITA

Khuya. Sau cơn sốt-rét, Sinh lại tỉnh, ngồi ôn lại quảng đời qua...

Sinh nhớ giữa một đêm vắng lặng, chàng ngồi xem truyện Tàu để đỡ buồn trong thời-khắc canh chừng đứa con bịnh. Sinh bỗng-không buông sách, ôm bụng rên-siết, đoạn cắn răng âm-thâm chịu đau-đớn dầy-ṿ. Sinh rờ khắp châu-thân, chẳng rơ nguồn đau ở đâu cả. Chàng nh́n vợ nằm thiêm-thiếp, đường mổ nơi bụng rịn máu c̣n mới ràng-ràng. Phía trong một đứa trẻ vừa được sáu tháng, hao-gầy v́ thiếu sữa,ngó giống khỉ con hay bộ xương khô, rùng-rợn đến nỗi chị ở nh́n gương mặt nó, phát sợ, giữa đêm, lén ôm gói đi mất biệt về xứ, mặc dù chị đă khổ công với nó từ ngày nó mới lọt ḷng. Nhưng may phúc, c̣n sót chị Chính khùng nai lưng cơng cực. Ba đứa trẻ khác, đứa lớn hơn hết mới vừa lên tám, hai đứa kia được sáu và ba. Cả ba, v́ thiếu ăn, ḷi ba sườn, chỉ mặc vỏn-vẹn mỗi đứa một chiếc quần đùi rách tét. Sinh đă bán tất cả những ǵ c̣n sót lại để cứu vợ chịu mổ ba phen trong ṿng hai tháng bởi một y-sĩ sơ-sót chăm-nom, giờ chỉ c̣n một bộ đồ nhục và một chiếc xe đạp cũ-mèm, tê-liệt.

Sinh nhăn mặt, gọi Nhơn, bảo :

-Con ơi, con cầm đèn chạy lại bác Nhạc cho hay ba sắp chết, muốn nói gấp cùng bac vài lời.

Rồi Sinh nh́n vợ, con, đau buốt can-trường.

-Chết, ai vào nuôi bè nầy ? Nội, ngoại không c̣n...

Lúc ấy trời mưa như xối. Nhơn không thuộc đường lối, cắm đầu đi với ngọn đèn lu câm giữa đám cây chằng-chịt trong vùng mả ''Thị-tứ'', nơi mà người ta đồn vang sào-huyệt của bọn lưu-manh, sát-nhân và loài yêu quỉ. Nhơn vừa chạy, nhủi tới, ngả lui, vừa khóc réo, kêu ó dậy :

-Bác Nhạc ơi, Bác Nhạc ...Bác Nhạc ơi, bác đâu ? Bác Nhạc ơi ...

Trong vườn cây rậm có tiếng hỏi :

-Ai kêu tôi ?

-Con, con là Nhơn. Ba con đau nặng, sai con gọi bác.

Nhạc vừa mới dạy riêng buổi tối về mắc mưa, bụng đói, chưa kịp ăn, vùng vứt muỗng, bỏ tô cháo nóng, tất-tả ra đi. Ho sù-sụ, mũi dăi tuôn, Nhạc tay cầm đèn, tay dắt Nhơn tiến bước.

Đến nơi, Nhạc chạy lại giường khẽ gọi :

-Anh Sinh, tôi Nhạc dây. Anh làm sao thế ?

Sinh ôm bụng sưng vẩy, mệt gần đứt hơi, đáp :

-Hồi trưa, vừa ra khỏi lớp, tôi thấy đau thốn rồi hết tiểu-tiện được nữa. Tôi không rơ bệnh ǵ. Anh làm ơn kêu bác-sĩ Diệp chích cho tôi một mũi để tôi nhắm mắt yên thân...

Nhạc leo lên chiếc xe không đèn, cắm đầu đạp trong gió mưa từ vườn ''Chú Hơa '' tới Sàig̣n.

Độ một giờ sau, anh trở về, dẫn theo bác-sĩ Diệp. Bác-sĩ xem mach xong, tiêm cho Sinh ba mũi thuốc. Sinh tỉnh lần, mở mắt nh́n hai người ướt loi-ngoi, nhất là Nhạc, áo quần bó sát thây, ḷi bóng thịt.

Diệp nói :''Chiếc xe hơi của tôi đă bị Nhật sung-công, thành ra tôi không biết tính sao ...Phần trời mưa xối-xả, phần khuya, trời tối thui, phần lính gác nghiêm-nhặt, chĩa gươm bén ngót, tôi băn-khoăn ái-ngại quá. May phúc. Tôi đi lần cùng ông bạn đây được một khoảng đường, bỗng gặp một chiếc xe ''lô'' đậu trước dinh sĩ-quan Nhật. Tôi vừa bước lên, anh lơ xe bảo :''Không được ông. Nhật bắt neo xe tôi măi từ đầu hôm tới giờ, tôi đói và lạnh thốn ruột; nhưng nó đă biên số, sợ bỏ đi, nó túm được, mạng tôi ắt chẳng c̣n ...''

Tôi nói :''Anh cứ liều đưa tôi đi cứu một bệnh nhân đang chờ chúng ta ...''

Nhờ thế, tôi mới đến đây. Thôi ông nghỉ .

Sinh cầm tay bác-sĩ, nước mắt chảy tuôn, nghẹn-ngào ...

Sinh thấy Diệp nh́n chung quanh chiếc nhà lá mênh-mông, chỉ có ba cái chỏng tre và ba người bệnh nằm; c̣n dưới đất, mấy đứa kia ngủ trần ấp-ủ nhau tựa chim non. Bàn ghế không ngơ. Nghèo, chao ôi, gia-đ́nh Sinh nghèo quá !

Diệp căn dặn Nhạc, hừng sáng chở liền Sinh ra, đoạn thở dài, từ giả.

 *     *     *

Sáng ngày, Nhạc ốm nặng nằm vùi. Con anh trong nhà mổ trở mệt. Vợ Sinh, mặc dù anh phu xe đạp rất chậm, tay ôm bụng đường mổ chưa híp, đỡ chồng lên xe, cùng thẳng ra Saigon. Mỗi lần lên dốc, xe dằn, Tam một tay ôm bụng, một tay vịn Sinh, kêu đau rên-siết :

-Anh ơi, đường chỉ mà đứt, chắc em sẽ bỏ con, bỏ anh. Em mong sao đưa anh tới chốn, may ra anh sống được để nuôi con.

Ba giờ sau, xe tới Sài-g̣n. Sinh bắt ghé lại dưỡng-đường một bác-sĩ khác. Tam ngỡ chồng lầm, nói :

-Không, đây có phải nhà ông Diệp đâu.

-Mặc, em cứ đỡ tôi vào thôi.

Tam ngạc nhiên, ngơ-ngác nh́n chồng, đoạn tay ôm bụng, tay d́u-dắt Sinh, phụ cùng anh  phu xe đưa vào pḥng bác-sĩ.

Bác-sĩ xem xong, bảo Sinh bị đá trong trái cật, chận nghẹt đường tiểu nặng lắm, nếu trễ trong giây phút, bộng đái bể, hết phương cứu-chữa. Người chích cho hai mũi thuốc, đoạn trao hai chục hoàn thuốc.

Trông thấy cặp thú người khổ đến tận cùng, bác-sĩ cảm-động, nh́n trân-trối, bỗng vụt la lên :

-Trời, anh là Sinh phải không ?

-Vâng.

-Trời, hồi trước ở bển, anh khôi-ngô diện-mạo, giờ sao phong-trần đến nỗi ?

Sinh hỏi tiền, hỏi để mai sau trả, chớ thật ra, Sinh không có một xu con.

Bác-sĩ nói :

-Thôi ! anh em ḿnh...

Dọc đường, Sinh thấy khỏe, tay víu cổ vợ, tay ôm bụng nàng kể :

-Tôi không ghé lại Diệp v́ có một độ nọ, tôi tới nhờ ông xem bệnh. Tôi trả tiền, ông lấy như thường lệ. Bỗng tới chừng hỏi tên tôi để ghi vào sổ bệnh nhân, ông vùng buông viết, đứng dậy, nhét số tiền vào túi tôi, thiết tha nói :

-Té ra ông là ... Sinh ? Tôi có đọc ông. Thôi tôi không lấy tiền đâu, tôi biết nhà văn xứ ḿnh nghèo-cực lắm ông ạ ...

Thấy tôi bỡ-ngỡ, Diệp tiếp :

-Ông đừng ngại chi cả ...

Chính v́ thế cho nên khi năy, tôi chẳng muốn nhờ-vả làm rộn thêm ông ấy nữa. Em nghĩ, hồi lành-mạnh, v́ áo quần tơi-tả, mảng lo nghèo-túng ḿnh thẹn không bao giờ ghé viếng thăm ông, đợi có bệnh mới mang xác đến, tôi ngại-ngùng làm sao ấy !

Vợ chồng măi than-thở cùng nhau không hay xe đă đến nhà. Anh phu, ḿnh trần ướt-dầm, mồ-hôi rơi từ cằm xuống đất có giọt, phụ đỡ Sinh vào.

Sinh ngại-ngùng lấy chiếc áo ngự-hàn c̣n sót lại thường để đắp cho con - chiếc áo nầy mấy năm về trước, lúc thằng Nhơn đau nặng, Sinh đă dem nó dạo khắp tiệm buôn đồ cũ ở vùng Đất-hộ cầm với giá một đồng để chạy thuốc cho con. Sinh năn nỉ hết lời, nhưng chủ nhân chê không bán được, lạnh-lùng từ-chối - Sinh lấy chiếc áo ngự-hàn ấy trao cho anh phu, buồn-rầu nói :

-Tôi thật không c̣n tiền, xin anh tưởng tôi là người, anh cứ lấy đem về đắp cho mấy cháu ...Anh phu ḍm quanh-quẩn. Anh thấy đứa lớn nằm dưới đất rên đói, ba đứa kia, ghẻ lợp đen ḿnh, c̣n thằng bé, h́nh khô mộc, giương mắt lờ-đờ nh́n anh. Anh cảm-động, chắt lưỡi thở dài, đưa ra một tiếng ''thôi'' rồi co gị chạy miết.

*     *    *

Nhạc, hằng-tâm th́ có, hằng-sản th́ không, kéo gần tàn đời giáo-sư bạc-bẽo. Hơn nữa, anh yếu-nhược, toàn thân chỉ có cặp mắt là c̣n sót tinh-thần. Đă vậy, đứa con gái mà anh cưng, anh ôm hôn chùn-chụt, đứa trẻ dễ thương, để khuây-khỏa một đời nghèo-túng, bệnh-hoạn, một đời trọn tấm hy-sinh cùng học-tṛ, cùng bạn, cùng em, đứa con ấy đang mổ ruột dư trong nhà-thương Saint-Paul, không chắc sống. Anh chở càn nó vào đấy, chớ thật ra, t́ền-nong chẳng có một xu. May sao, anh nhờ bác sĩ R...cam công mổ chịu .

Vài hôm sau, t́nh-cờ Nhạc được hai trăm đồng tiền thưởng giáo-dục hằng năm, anh lật đật đem giao trọn cho Sinh trong cơn con anh trở mệt.

-Này, anh lấy tiền cứu chị, cứu cháu ...

-C̣n anh ? c̣n em anh ? c̣n con anh ? Sinh hỏi .

-Không sao, anh đừng lo . Nhưng anh khoan bán chiếc xe đạp, nhé ! Để làm chân sau nầy đi dạy nuôi mấy cháu ...

*      *     *

Sinh được tiền rồi, lo cứu vợ.

Lúc bấy giờ, người ta bắt đầu buôn chợ đen, những món cần nhứt, thậm-chí thuốc trị bịnh cứu-khổ đồng-loại, cũng đều tiêu mất trên thị-trường chính-thức. Đồng tiền đàn-áp, chinh- phục cả nhân-tâm. Sinh lại phải cực ḷng cậy môi-giới, trao tiền hộ cho chủ món hàng mà ḿnh không được biết, để rồi đêm hôm lặn-lội ḅ tới mả ''Thị Tứ'' lấy thuốc đem về .

Sinh chỉ riêng lo cho vợ, trái lại, Nhạc lớp th́ lo cho Cảnh, cho thằng bé, con Sinh. A, không th́ Sinh đă quên phứt rồi ! Anh c̣n lo cho người em trai nghèo đang mổ dạ dày nữa ! Hằng ngày, anh đến tiêm nó, bằng không cũng cậy cô Bảy, người em gái, chăm- nom. Mỗi bận săn-sóc nó, thấy nó c̣n da bọc xương, lụi kim không phủng, anh dỗ dành ngon-ngọt mà hiện giờ Sinh c̣n cảm nghe văng-vẳng bên tai cả giọng và lời :

-Hăy ngoan ! Đừng khóc cháu ôi, đừng khóc, để bác chích cho ... Đừng khóc, đừng khóc, gần xong...

Và ngày nào như ngày nấy, Nhạc đi dạy về, cũng men tới nhà Sinh, lục-đục dưới bếp kiếm củi đun nước, nâu kim để Sinh c̣n sức thức thâu đêm đút cháo cho thằng bé vào những khoảng nửa giờ. Lúc ban-sơ, có một lần, trong lúc chở vợ ra bác-sĩ Diệp, chị Chính ở nhà, mới trông thấy anh ngỡ là kẻ trộm, theo giữ ṭ ṭ. Chừng vợ chồng Sinh về, chị mới kể:

-Hồi chú và thím đi, có một thằng cha ốm-tong, ốm-teo, nhỏ-thó, mặc áo sơ-mi vá, quần cụt, chân mang đôi giày bố hả miệng, tới đây, chẳng nói chẳng rằng, đâm-sầm xuống bếp nấu nước rồi âm-thầm ra đi . Thằng cha đó làm tôi hết hồn, tôi ngó chằn-chằn, sợ nó chơi ác quơ ba món đồ rách báo-hại ở truồng cả đám. Chú thím coi, ḿnh bồng thằng bé ngồi sờ-sờ đó mà nó dám vào ...Nó mới vừa ra kế chú thím về đây, hú hồn hú vía !...Vợ Sinh cười ngất, bảo :

-Băy ! Chị khéo nói khùng ! Người đó là anh đốc Nhạc đa !

Chị Chính dửng-dưng :

-Thím nói ! Tức quá, ông đốc mớ khỉ-khô họ ! Ông đốc ǵ, nghèo vậy ? Ông đốc dưới quận tôi ở, quần áo bảnh-bao, đi đứng nghiêm-chỉnh, chớ có đâu lèng-xèng vậy, thím ?

Vợ Sinh cười chảy ra nước mắt, ôm bụng , kêu vang :

-Thôi chị ơi, chi, hại tôi cười chết mất ...

Sinh cũng bật cười, xen vào :

-Ông ấy nghèo tiền nhưng giàu bác-ái . Ông thương người cho tới quên ḿnh, chị biết không ? Cũng như chị không đành bỏ thằng bé; Tam chẳng oán hận vị lương y kia v́ tiền, nhẫn-tâm hại ḿnh. Nhưng, cái tốt của chị nhập chung với cái tốt của vợ tôi c̣n thua cái tốt của ông ấy xa lắc v́ ông đă lo cho một phần nhân loại.

Sinh nói thế, chẳng rơ chị Chính hiểu không. Tuy-nhiên, chị tiếp :

-Mèn ơi ! Vậy mà tôi cứ tưởng là ...

*     *    *

Đêm nay mưa gió nặng-nề, Sinh, trong căn nhà quạnh-hiu, nh́n ra đám lát, nga, u-du mờ- mịt sương dầm. Chàng cảm thấy miên-man buồn-bă ...

Hiện giờ, bác sĩ R..., người cứu Tam đă về xứ-sở dưỡng già, Sinh không c̣n mong gặp lại; Diệp, người cứu chàng, bà Phan đă đút từng muỗng cháo cho vợ ḿnh v́ thương người học-tṛ cũ, Sinh thường thấy dạng. Chỉ hai anh phu xe độ nọ, chẳng rơ hiện giờ là ai và sống cảnh nào; thầy điều-dưỡng xưa kia đă lén một lương-y trộm thuốc tiêm cho Tam, nghe đâu đă chết v́ phận-sự; những nữ-sinh-viên tận-tâm cùng người bạn học vong- niên, nay tản-lạc đó đây; Chị Chính đă khoảng; Nhạc và Bảy c̣n vất-vả hi-sinh để t́m thật-hiện hạnh-phúc chung cho đồng-bào, cho nhân-loại, Bảy c̣n lận-đận đường xa ...Những người ấy, chính những người của thế-nhân chớ không phải của người, than ôi ! giờ chẳng rơ c̣n hay mất ?

Nhưng dầu sao, họ cũng là kẻ tiến-hóa đă gần siêu-việt rồi . Sống tối tăm, không tên tuổị vất-vả,đau thương, một khi họ thác, h́nh-hài biến thành cát bụi, họ không c̣n ǵ cả. Tuy- nhiên, những cái bóng của họ vẫn c̣n vang măi trong ḷng kẻ dến mai sau .

Bỗng Sinh thấy thương đời mặc ai đă vô-t́nh làm chàng khổ. Rồi Sinh chợt nhớ Nhạc, với cặp mắt sáng rỡ, chiếc răng lồi có duyên, miệng cười hồn-nhiên, giọng Trung-bộ lờ lợ cho tới cách dặn ḍ tỉ mĩ : ''Một là ..hai là .. ba là ...'', Sinh cũng chưa quên. Sinh lại nhớ Nhạc khi xưa đă thốt cùng một anh bạn những lời nầy :

-Tôi thương nó không phải v́ tài, tôi thương nó v́ tại tôi thương ...

Sinh nh́n trân ngọn đèn dầu hôi sáng tỏ, rầu, thương, nhớ Nhạc mênh-mông. Nước mắt chàng - nước mắt mà Sinh ít khi để chảy trong cơn chịu đau xác-thịt - bỗng không, nhểu giọt vắn dài thấm lem hàng chữ .

Rồi Sinh quên bệnh-hoạn, vụt cười khoan-khoái v́ chàng vơ-vẩn tưởng ḿnh đang vui- vẻ cùng ai đi trên đường gió bụi ...

Gia Định 8.9-10/9/49