Thương tiếc kư nhà văn, nhà báo Lê Xuyên

Vơ Long Triều

 

LTS.- Nhà văn, nhà báo Lê Xuyên đă qua đời vào ngày 2/3/2004 tại Saigon, Việt Nam, trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng thanh sạch. Nhật Báo Người Việt đă tổ chức một lễ truy điệu rất cảm động vào tối ngày 05/03/2004 tại pḥng sinh hoạt Lê Đ́nh Điểu. Trong buổi truy điệu, rất nhiều nhà văn nhà báo và học tṛ cũ của ông đă phát biểu những điều ít được đề cập tới trong cuộc sống lặng lẽ của ông những năm tháng trước 30/04/1975 cũng như những năm tháng sau này. Trong số các bài phát biểu có bài đáng chú của ông Vơ Long Triều, cựu Tổng Trưởng Thanh Niên thời Việt Nam Cộng Ḥa, người bạn và là nhà hoạt động rất thân với nhà văn, nhà báo Lê Xuyên. Sau đây là trích thuật nội dung bài viết.


***

Mấy ngày nay ḷng tôi ngổn ngang trăm mối, dù biết rằng sinh kư tử qui, nhưng hung tin về sự ra đi của anh, như ngọn dao đâm suốt vào dĩ văng, khuấy động tâm can tôi đến ngẩn ngơ đau xót.

Phải chăng là sự may mắn của cuộc đời đă xui khiến chúng ta gặp gỡ, cộng tác chung một thời, và nhờ vậy mà nẩy sinh mối thâm giao tri kỷ. Chúng ta từng chia ngọt xẻ bùi trong công việc, trong cuộc sống và âm thầm nâng đỡ nhau mà không cần yêu cầu hay báo đáp. Không ruột thịt mà khác nào anh em một nhà?

Anh là người cố vấn sáng suốt, người đồng nghiệp tin cậy, và là người bạn chân t́nh.

Thưa các bạn,

Nhân vô thập toàn, nhưng nói về Lê Xuyên th́ anh ấy có nhiều đức tính quí. Anh khiêm tốn, trung thành, thật thà, nhă nhặn, ngay thẳng.

Tôi nhớ có lần nóng giận tôi đă lớn tiếng với anh. Ngày hôm sau gặp anh, tôi xin lỗi và hỏi: “Anh có giận tôi không?”. Anh trả lời: “Không đâu anh, nếu tôi không hiểu được chủ nhiệm của tôi th́ ai hiểu ổng đây”. Câu nói đầy độ lượng và có ư nhắc nhở đó làm tôi nhớ hoài.

Trong cuộc đời, tôi có rất nhiều bạn thân, nhiều công sự viên quí báu, nhưng mẫu người như Lê Xuyên th́ tôi không may mắn gặp được người thứ hai. Có lần anh tâm sự khi c̣n trai trẻ, với ḷng yêu nước nồng nàn, anh từng tích cực tham gia đảng ĐẠI VIỆT để tranh đấu giành ĐỘC LẬP, TỰ DO VÀ DÂN CHỦ cho đất nước. Sau đó v́ hoàn cảnh, anh đành gác lại việc dấn thân và trở thành nhà văn, nhà báo.

Nhà văn, anh nổi tiếng v́ đă lột trần được những cảm giác, tư tưởng thầm kín, tế nhị của con người bằng văn phong giản dị, mà sâu sắc, hài hước. Chú Tư Cầu trong tác phẩm của anh không phải chỉ là nhân vật tiểu thuyết mà c̣n là h́nh ảnh bất chợt của bất cứ ai trong chúng ta mang sự thất bại đớn đau trong cuộc đời.

Là nhà báo, anh luôn giữ thái độ trung thực, và đưa ra nhiều ư kiến sắt bén, làm việc tận tụy, thái độ ḥa nhă và lúc nào cũng gánh tránh nhiệm cho thuộc cấp, trung thành với cấp trên.

Ngoài ra, anh c̣n có khả năng nhận định sâu sắc về chính trị khi chúng tôi mạn đàm về thời cuộc hay b́nh luận về một vài nhân vật nổi danh, anh nói: “Những tượng đất mà anh, trời mưa th́ nó ră thành bùn hết!”

Làm việc với anh, tôi thấy anh có cái nh́n bén nhạy, chính xác về hoàn cảnh, con người và sự việc. Nhờ chịu khó học hỏi, anh có kiến thức rộng, kinh nghiệm hiểu đời sâu.

Để chứng minh những điều tôi nói, xin đơn cử một vài sự việc để quí vị hiểu được phần nào con người của Lê Xuyên.

1.- Có một lần v́ chán ngấy chính trường, nhân t́nh thế thái, và sau khi tôi từ chối lời mời của Thủ Tướng Trần Văn Hương làm Tổng Trưởng Văn Hóa Giáo Dục do Huỳnh Văn Đạo, Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng, làm sứ giả; có anh Nguyễn Văn Trường, cựu Tổng Trưởng Giáo Dục, hiện diện nói thêm, tôi bàn với Lê Xuyên việc “rửa tay gác kiếm”, hưởng thú điền viên, giao tờ báo cho anh quản nhiệm. Anh bảo: “Tôi khuyên anh muốn làm ǵ th́ cứ làm, đi chơi đâu cứ đi, mọi việc cứ để tôi lo cho, đôi ba tháng cũng được. Đừng để cho ai biết anh rời khỏi chính trường, anh bỏ tờ báo. Người ta nghĩ rằng anh tính chuyện “mài kiếm dưới trăng” và họ sẽ không để cho anh yên đâu, tưởng anh giả vờ để chuẩn bị một thứ ǵ ghê gớm lắm, họ sẽ đổ xô đánh phá, làm sao anh yên thân mà nghỉ ngơi được?”

2.- Một câu chuyện khác, khi tờ nhựt báo Đại Dân Tộc dẫn đầu với số phát hành cao nhất thời bấy giờ, tôi bàn với Lê Xuyên nhờ Luật sư Bùi Chánh Thời làm thủ tục pháp lư, biến tờ báo thành Công ty cổ phần. Tôi giữ 25%, hai đứa con tôi 50%, Lê Xuyên 10%, các kư giả c̣n lại của tờ báo 15%. Sẽ có hội đồng quản trị đàng hoàng. Lê Xuyên nói “Tiền mà ai không ham anh. Nhưng tôi khuyên anh không nên, v́ chỉ cần một vài anh kư giả ham quyền trong hội đồng th́ nó sẽ sinh ra lắm chuyện, tờ báo sẽ nát bét, uổng đi!”

3.- Cuối cùng khi tôi ra tù năm 1988, lúc đó Lê Xuyên đang bán thuốc lá kiếm cơm bên lề đường Nguyễn Trăi ở Chợ Lớn. Hai đứa chúng tôi ngồi tâm sự vắn dài, tôi hỏi: “Bán thuốc lá ngồi phơi nắng suốt ngày có chịu nổi không?” Anh thản nhiên trả lời: “Tụi ḿnh làm báo ĐDT được th́ trên đời nầy c̣n có cái ǵ không làm được nữa”.

Kể lể dài ḍng như vậy để nhớ anh, thương anh và khóc anh.

Lê Xuyên ơi, thôi đă hết rồi, nước mây man mác ngậm ngùi ḷng tôi.

Giờ đây xin quí vị cùng với tôi thành tâm khẩn cầu Trời Phật cho hương hồn Lê Xuyên, một người tốt, được về yên nghỉ nơi Thiên Đàng, được tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.

 

3/2004

http://www.nguoi-viet.com