Lê Xuyên Và Chú Tư Cầu

Vi Anh



Nhiều sách hay thời Việt Nam Cộng Ḥa bắt đầu được tái bản và bán chạy ở ngoại quốc. Một điều đáng mừng. Ḍng văn hoá Việt hán nôm, quốc ngữ được tiếp nối ở hải ngoại dù có nhiều nhà văn thời Việt nam Cộng Hoà c̣n đang kẹt phải buông viết sống trong âm thầm, nghèo khổ ở nước nhà v́ nhà cầm quyền CS Hà Nội không cho xuát bản hay tái bản sách. Mới đây quyển "Chú Tư Cầu” tái xuất hiện ở hải ngoại.

Chú Tư Cầu là tác phẩm đầu tay, tác phẩm tiêu biểu nhứt trong 8 tác phẩm lớn của của Lê Xuyên: Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Đêm Không Cùng, Kinh Cầu Muống, Vùng Bảo Lửa, Nguyệt Đồng Xoài, Xinh, Măt Trời Đêm. Tiêu biểu đến đổi những nhà văn thân t́nh và đồng thời như Văn Quang gọi Lê Xuyên là Chú Tư Cầu

H́nh thức, Chú Tư Cầu là một cuốn tiểu thuyết được xem như kho tàng chữ nghĩa Miền Nam, về ư nghĩa cũng như cách dùng theo kiểu Miền Nam. Đối đáp gọn lỏn, nhưng súc tích, chữ nào đáng chữ nấy, rơ ràng như ruột để ngoài da của người vùng này.

Nội dung, Chú Tư Cầu là h́nh ảnh mâu thuẩn, nghịch lư, bất đắc dĩ của Lê Xuyên như mâu thuẩn, nghịch lư, bất đắc dĩ của người dân Việt thích hoà b́nh, khoái tự do mà triền miên sống trong khói lửa và mất tự do.

Một, Lê Xuyên là một người học ở trường Collège de Cantho thời Pháp thuộc, buộc lấy tiếng Tây (Pháp) làm chuyển ngữ, Việt văn chỉ là sinh ngữ chỉ một giờ một tuần thôi. Nhưng nơi đó lại sản sinh tới hai nhà văn tiếng Việt trong ba nhà văn Việt nổi tiếng tiêu biểu cho Miền Nam, B́nh Nguyên Lộc, Lê Xuyên, và Sơn Nam, trong thời kỳ độc lập của nước nhà, đệ nhứt và đệ nhị Việt Nam Cộng Ḥa. Lê Xuyên  người Cantho và Sơn Nam người Rạch Giá đều là học tṛ College de Cantho sau đổi thành Trung Học Phan thanh Giản, c̣n B́nh Nguyên Lộc người Biên Hoà học tṛ trường Trung học Pétrus Kư.

Hai, tác người của Lê Xuyên nhỏ  thó. Nhưng cái gan th́ lớn lắm. Một người đồng hương, đồng học, đồng Đảng [Đại Việt] kỳ cựu của Lê Xuyên v́ khiêm tốn không cho nói tên, tường thuật. Sau khi Đại Việt thất bại với Chiến Khu Ba Ḷng, nhiều đồng chí bị bắt, mật vụ tra khảo, nhận thấy thời gian đă đủ cho đường dây "chém vè" th́ khai. Lê Xuyên bị tra khảo nhưng nhứt định không khai. Măi đến khi mật vụ đưa cung từ của những đồng chí, Anh mới chiu khai. Nhưng gặp lại anh em, không bao giờ Lê Xuyên trách móc ai hay cái ǵ cả, mà chỉ nói, "bị đ̣n lăng xẹt."

Về tinh thần "c̣n ch́" hơn nữa. CS dùng quyền lợi vật chất để Lê Xuyên cắt bỏ chỉ khoảng 20 trang trong toàn bộ tác phẩm của Lê Xuyên gần 10.000 trang để Lê Xuyên  được nhà cầm quyền CS cho tái bản, Lê Xuyên nhứt định không chịu. Lê Xuyên không v́ tiền mà phản bội sự thật. Sự thật là 20 trang sách đó Lê Xuyên mô tả đám cán bộ CS, đặc biệt là đám chánh trị viên đơn vị mà Tư Cầu chỉ huy trong thời Nam bộ Kháng Chiến (45-47). Họ vừa ngu, vừa dốt, lại háo sắc, ham tiền, bè phái. Lê Xuyên chịu nghèo ngồi bán thuốc lá trên lề đường Bà Hạt, nghèo đến chết.

Về tánh t́nh. Lê Xuyên là một người ít nói, ít lời, sống nhiều với nội tâm, quan sát giỏi, suy tưởng sâu. Người bạn học, đồng hương, đồng học và đồng chí Đại Việt  nói trên cho biết một số giai thoại về tánh t́nh Lê Xuyên. Lúc c̣n ở trọ ở Saigon, có một hôm có một Bà nhờ bà chủ nhà trọ kiếm một người viết dùm cho Bà ấy một cái thơ. Bà chủ nhà trọ nhờ Lê Xuyên gíúp. Thơ viết gởi cho Bà Lê B́nh hẹn sẽ xuống Cantho để trả tiền. Một thời gian sau Bà ấy trở lại hỏi Lê Xuyên có phải là con của Bà Lê B́nh không, Bà Lê B́nh ở Cântho năng năng quyết một nói người viết thơ này là Lê Xuyên, là con của Bà; Bà nh́n tuồng chữ chắc như đinh đóng cột. Bà nhờ viết thơ không tin v́ con trai Bà Lê B́nh đậu Diplôme chớ đâu phải chơi, mà đi viết thơ dùm, và tại sao khi viết thơ cho mẹ mà Lê Xuyên im như bàn thạch vậy. Lê Xuyên trả lời, Bà có hỏi đâu mà tôi trả lời. C̣n khi đi hội họp hay ăn uống, Lê Xuyên đi nếu có Bảy Bớp, tức DB Phạm Thái Nguyễn ngọc Tân, th́ Phạm Thái nổ, có khi suốt mấy tiếng đồng hồ Lê Xuyên thủ khẩu như b́nh.

Lê Xuyên là một người nhát gái nhưng tác phẩm của Lê Xuyên đọc tưởng đâu Lê Xuyên là "dân chơi Cầu Ba Cẳng" hay dân chơi Miệt Vườn dạn gái lắm vậy. Hồi c̣n độc thân  trọ ở  Saigon, trong một cái hẻm đối diện với Bộ Quốc Pḥng cũ sau thành Nha Động Viên đường Trần hưng Đạo, mỗi ngày Lê Xuyên đi qua hẻm,  để ư, thầm yêu, trộm nhớ một thiếu nữ, 16 hay 17 tuổi ǵ đó nhưng chưa bao giờ nói chuyện với ngựi dẹp. Người bạn đồng trọ biết rơ. Nhưng khi Đảng Đại Việt điều động Lê Xuyên đi ra Bắc công tác, người bạn thân ấy hỏi, có nói ǵ với người đẹp chưa. Lê Xuyên trả lời sẽ "thẩy" thơ vào nhà rồi đi luôn.

So với người Miền Nam thời Lê Xuyên, Lê Xuyên tên thật là Lê B́nh Tăng, sanh ngày 1 tháng 11 năm 1927, tại Ô Môn, tỉnh Cần thơ, năm 1945 đă đậu DEPSI (Diplôme d'étude primaire superieure indochinoise) năm 1945, là "dân có hạng" chớ không phải chơi. Nhưng Lê Xuyên không t́m hạnh phúc cho ḿnh, ra làm thông ngôn kư lục, mà âm thầm hoạt động cho hạnh phúc cho dân, cho nước Đại Việt. Chọn nghề văn, nghề báo là nghề nghèo tiền nhưng giàu kinh nghiệm, dễ truyền thông đại chúng. Lê Xuyên đă chọn đúng đường. Hậu thế nhớ Lê Xuyên và Lê Xuyên sống măi trong kho tàng văn học Việt, nổi bật như một nhà văn tiêu biểu cho văn minh Miệt Vườn, tiêu biểu của Miền Nam. 

Lê Xuyên đă qua đời ngày 2-3-2004, được 78 tuổi. "Kẻ chết đă yên rồi một kiếp", vấn đề c̣n lại là gia đ́nh và tác phẩm của Lê Xuyên. Sáu tháng trước, ngựi bạn đồng hương, đồng học, đồng chí của Lê Xuyên có về VN thăm gia đ́nh người bạn cũ. "Nghèo lắm" là hai chữ kết luận gia cảnh của Lê Xuyên. CS Hà nội d́m sự nghiệp văn học của Lê Xuyên trong nước, một thứ văn học tiêu biểu cho một thời, một khối người Việt Quốc gia yêu tư do, thích khai phóng,và  duy nhân bản. Chính v́ hai lẽ đó mà nhiều nhà báo, nhà văn kết hợp tái xuất bản quyền Chú Tư Cầu ở hải ngoại. Chú Tư Cầu bán chạy bên cạnh giá trị văn học c̣n do ḷng ngưỡng mộ của độc giả đối với một nhà văn đầy nghĩa khí và muốn giúp cho gia đ́nh Lê Xuyên.