Sàigon, ngày 31-12-2008

Cháu H. thương,


Con người của Bác là luôn đứng sau lưng mọi người để phục vụ mọi người; lấy cái vui của người làm cái vui của ḿnh, nhưng vấp phải cái điểm yếu của Bác là nhậy cảm. Mỗi khi ai mời Bác đi đàn, Bác thường hỏi Bác sẽ đàn với ai, và ai là thính giả? Người ta bảo là Bác khó tính, nhưng họ nào có hiểu rằng Bác đi đàn là không phải v́ tiền hay v́ danh, mà là để “enjoy” đồng thời tỏ ḷng tôn trọng đối với người nghe. Nếu Bác không có hứng th́ làm sao phát sinh ra được những cung đàn Tiên phong đạo cốt, khi ẩn khi hiện vang lên trong ḷng Bác để phục vụ cho người nghe. Khi bị tước mất đi khoái cảm th́ chỉ c̣n là việc bắt buộc phải đàn theo kiểu trả bài cho lấy có, rồi th́ dần dần thành thói quen, tự ḿnh đánh mất ḿnh. Phần đông nhạc sĩ, hể ai mời đàn th́ họ đàn. Họ ít quan tâm đến những ai cùng đàn với họ, hoặc  ai là thính giả, mà chỉ biết là khi tan cuộc ra về là có bao thơ “cachet”.

Khi vào ḥa đàn, thường khi Bác ngồi đâu thi bây giờ vẫn ngồi y chỗ đó, ánh sáng đèn thế nào nào th́ giữ y như thế nấy.  Dời chỗ ngồi hay thay đổi ánh sáng th́ Bác mất hứng ngay.

Nhớ lại 50 năm trước đây, Bác thấy ông A.. có một cây đàn tranh mà Bác rất ưng ư nên Bác nài nĩ muốn găy lưởi,  ông mới chịu nhường lại cho Bác. Giá cây đàn thời điểm nầy là 15 ngàn đồng.

Hôm ấy là ngày thứ bảy, ông A … hẹn chiều chủ nhựt sẽ trả lời dứt khoát.  Sáng thứ bảy Bác có việc phải đi Bến Tre, Bác mang 15 ngàn trong túi, với ư định là chiều về là đi thẳng đến nhà của ông để nhận cây đàn.

Tối đêm thứ bảy ngủ ở Bến Tre mà Bác cứ trằn trọc, trông cho mau sáng để quay về Sàigon.

4 giờ chiều chủ nhựt về tới Sài g̣n, Bác đi thẳng đến nhà ông. Thấy Bác   đến, ông A … bước vào pḥng mang đàn ra cho Bác xem và hỏi Bác:

“Có phải anh mua cây đàn của tôi cho Bác sĩ Nguyễn văn Lương không? Bác trả lời: không, tôi mua cho tôi. 

Ông A … lên giọng : “Tôi biết anh mua cho Bác sĩ Lương mà”.   

Sau 10 phút nói chuyện Bác kiếu từ ra về, không đá động đến chuyện mua đàn.

Ông A … : “C̣n cây đàn, anh có mua hay không?”

Bác trả lời : Không, tôi bỏ ư định mua nó. 

Ông A … :  “Anh mua hay không, không là vấn đề. Nhưng tôi lấy làm lạ tại sao hôm qua anh nài nĩ xin mua cho kỳ được để rồi bây giờ đổi ư”.

Bác nói:  Cây đàn ông ra giá 15 ngàn, tôi mua nó cho tôi hay cho Bác sĩ Lương cũng là 15 ngàn đồng, th́ tội ǵ tôi phải nói dối. 

Ông A …: “Như thế th́ tôi xin lỗi anh, và mời anh mang đàn về”.

Bác nói: Thành thực mà nói, cây đàn nầy từ giờ phút nầy nó không c̣n là thần tượng của tôi nữa rồi. Chính nó sẽ cắt mất đi nguồn cảm hứng của tôi khi tôi sử dụng nó bởi câu nói của ông lảng vảng trong đầu tôi.

Bác thường thấy những ǵ vui, trước khi đến với Bác đều không gặp trở ngại nầy cũng là trở ngại khác, không suông sẽ trót lọt như những người khác. Huân chương “des Arts et des Lettres”, ngảy trao cũng ạch đụi trật vuột hẹn tới hẹn lui.  Lúc ban đầu, sau khi nhận tin báo của Ṭa Đại sứ Pháp th́ ḷng Bác có mừng, nhưng bây giờ th́ ḷng của Bác đă nguội lạnh. Giá trị của một tặng phẩm phải tùy thuộc vào hai yếu tố: hảo ư của người tặng và tinh thần của người nhận.

Vào cái tuổi hơn ba phần tư thế kỷ của Bác, khi mà thiên nhiên muốn đ̣i lại chủ quyền của ḿnh, công danh như những đám phù du, khi chí cả đă gát ngoài thế sự, quả là một yếu điểm của Bác khi không c̣n hứng thú nửa trước những lời tán dương của thiên hạ có ǵ là thú vị?

“L’absence de louanges et d’encouragements peut nous amener tous, tant que nous sommes, à perdre confiance en nous-mêmes. Illustre ou obscur, nul homme n’est indifférent à un éloge sincère”.

“Malgré moi, malgré tout, le mal à moi c’est que je suis donc tous soumis à une double nécessité: celle de recevoir des louanges et celle de savoir en décerner”.

Vĩnh Bảo