Trn Văn Trạch

Một Cựu Học Sinh Tài Ba

 

Vơ Văn Nhung

 

Đối với khán thính giả miền Nam, anh Trần văn Trạch là một quái kiệt. Từ thành thị đến thôn quê, ai lại không nghe tên tuổi Trần văn Trạch với bài hát bất hủ Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia. Nhưng ít ai được biết, vào thời đệ nhị thế chiến, tức là cách nay nửa thế kỷ, khi c̣n là một thư sinh ở Collège de Mytho, anh Trạch đă là thần tượng tí hon của trường.

Anh Trạch vào Collège de Mytho năm 1938. Vào dịp lễ phát phần thưởng đầu tiên năm đó, cả trường từ năm thứ nhứt đến năm thứ tư đều ngạc nhiên thích thú khi thấy xuất hiện trên sân khấu mt ca sĩ cây nhà lá vườn với một giọng hát thiên phú, trầm ấm, giống như lối ca mùi của vọng cổ miền Nam và các bài hát trử t́nh tiếng Pháp mà học sinh đương thời ưa chuộng. Anh đă ca bài vọng cổ Văng vẳng tiếng chuông chùa của đệ nhứt tài tử thời đó là Năm Nghĩa, mà các cựu học sinh cao niên chắc hẳn c̣n nhớ đến. Sau đó anh đă hát bài Le petit mousse của đại danh ca Tino Rossi. Nếu nhắm mắt lại để nghe th́ tưởng là Tino Rossi hát thật, c̣n mở mắt ra th́ cũng tưởng là Tino Rossi đến hát v́ khi ra sân khấu, anh Trạch mặc giống như Tino Rossi với áo sơ mi dài, tay rộng, satin sáng chói thường lá màu xanh hay màu cà tím, cổ cũng choàng khăn màu. Giọng ca thiên phú, lối trang phục cùng với các bài ca anh hay hát như Si tu reviens, Marinella, Il pleut sur la route...đă tạo cho anh biệt danh là Tino Rossi indochinois. Khi anh có dịp sang Pháp tŕnh diển vào năm 1961, Tino Rossi đă đích thân đến Paris để bắt tay ngưỡng một người tài tử Việt Nam có giọng ca giọng ḿnh.

Ngay sau buổi lễ phát phần thuởng năm đó, anh Trạch đă trở thành thần tượng của tất cả học sinh trong trường. Ngay cả ông Hiệu Trưởng Jalat cũng đă ngợi khen tài ba chớm nở của anh học tṛ trẻ mới vào trường. Và từ đó, học sinh Trần Văn Trạch trở thành con cưng của ông Hiệu Trưởng. Ông nầy đă sốt sắng quảng bá tài nghệ của Trần Văn Trạch ra ngoài khỏi ṿng thành nhỏ hẹp của nhà trường. Trong các buổi lễ do các ông Tây bà Đầm tổ chức ở thành phố Mỹ Tho (dinh Tỉnh Trưởng, Xẹt Tây...) anh Trạch đều được mời đến để giúp vui.

Với bản tánh hiền ḥa của anh, nên mặc dù anh được ông Hiệu Trưởng cưng như trứng mỏng, anh không bao giờ tự kiêu, luôn luôn khiêm tốn, dễ thương với tất cả mọi người. Anh lại c̣n là học sinh gương mẫu, được chấm hạnh kiểm đáng dược noi gương. Tâm hồn nghệ sĩ và lăng mạng của anh đă được thể hiện một cách hồn nhiên. Vào những đêm trăng sáng, anh thường t́m đến một góc vắng ở sân trường, dưới bóng cây bàng, để một ḿnh vừa ngắm trăng, vừa thanh thót hát lên những bài hát trử t́nh. Trong những lúc đó, các bạn học đều đứng xa để nh́n anh và thưởng thức giọng ca ngọt ngào của anh, sợ rằng đến gần anh sẽ cục hứng.

Đến năm học thứ ba, nghệ thuật của anh càng thêm điêu luyện. Vào một đêm không trăng, nhà trường tổ chức văn nghệ ngoài trời, sân khấu đặt ở sân banh. Đêm không trăng nhưng đầy sao sáng, anh Trạch đă tuyệt diệu ca bài Tant qu'il aura des étoiles của Tino Rossi. Nghe xong, ai cũng nghĩ Trần văn Trạch là môt ngôi sao sáng đang lên, sang chói như sao trên trời đêm đó. Kỷ niệm chung sống nội trú với anh Trạch dưới mái trường Mỹ Tho thật đầy thú vị.

Rồi sau bốn năm dồi mài kinh sử, vui buồn lẫn lộn, anh thơ sinh nghệ sĩ Trần văn Trạch chia tay các bạn để đi vào cuc đời, chọn lựa một con đường đặc biệt để đưa anh sau đó thành ngôi vị quái kiệt của nền tân nhạc Việt Nam.

Mặc dầu tiểu sử của Trần văn Trạch đă được nhiều tài liệu, báo chí ghi chép, nhưng nhân dịp nhắc lại các kỷ niệm thuở ấu thời, tưởng cũng nên nhắc lại đôi ḍng về người nghệ sĩ tài ba nầy.

Trần văn Trạch tên thật là Trần Quang Trạch, sinh ngày 10-5-1924 tại Mỹ Tho. Anh đă lớn lên bên bờ song Sầm Giang, Vĩnh Kim, trong một gia đ́nh năm đời nhạc sĩ về cổ truyền. Anh lại thiên phú về nhạc Tây phương và tân nhạc để tự mở cho anh con đường nhạc hài hước mà anh là nghệ sĩ tiền phong.

Các bài hát của anh sáng tác ngă về đau khổ của cuộc đời mà anh đă đưa vào một triết lư nhẹ nhàng để buộc miệng cười thay tiếng khóc, triết lư cho người và cũng riêng cho anh. Anh thường bảo: Người chiến sĩ oai hùng hy sinh giúp nước, tôi, một nghệ sĩ không làm ǵ nhiều, chỉ ước nguyện mang đến cuộc đời những giây phúc ưu tư dù chỉ trong khoảnh khắc.

Nói đến anh Trần văn Trạch là phải nói đến tài nhái tiếng động của anh (đặc biệt tiếng máy bay, tiếng mô tô, tiếng súng bắn...). với các bài Tai nạn téléphone, Chiếc đồng hồ tay, Cây bút máy, nhưng ai cũng vừa khóc vừa cười với bài Xe lửa mùng năm. Ngoài tài năng độc đáo trên sân khấu, anh Trần văn Trạch đă đóng nhiều công sức và sang tạo cho việc phát triển nền tân nhạc Việt Nam.

Anh đă khai mở việc tuyển lựa tài tử từ năm 1942 để t́m tài năng mới. Anh đă kết hợp những ban nhạc lẻ tẻ để khai sinh ba chữ Đại nhạc hội năm 1948. Anh đă có sáng kiến đem tân nhạc ghép vào rạp chiếu bóng để nền tân nhạc theo đó tiến lên.

Anh c̣n có biệt tài điều khiển chương tŕnh văn nghệ, đă sáng lập và điều khiển ban Sầm Giang trên đài phát thanh Pháp Á vào năm 1950. Anh đă được giải thưởng và huy chương trong một kỳ thi có 40 sắc tộc tại Paris với bài Mùa thu chết lời Pháp và là người Việt Nam đầu tiên hát trên đài truyền h́nh Pháp năm 1986.

Anh cũng là người đầu tiên đưa hoạt cảnh lên sân khấu, đạp một chiếc cyclo thật, bóp chuông in ỏi, đầu đi nón lá rách cũ, quần xăng lên đến đầu gối và dí dỏm hát những câu b́nh dân, giản dị đúng theo bẩm tánh con người anh.

Có cô nào muốn đi chợ mới ...nè

Có ông nào muốn di Chợ Lớn ...nè

Ngần ấy tài năng cũng chưa kềm hăm được ước vọng văn nghệ của anh khi anh c̣n là đạo diển cho nhiều bộ phim Việt Nam như Ông Hoàng Ốc, Mục Liên Thanh Đề, Trương Chi Mỵ Nương...

H́nh ảnh của Trần Văn Trạch thời đó được nhận diện ở khắp nẻo đường thành phố là một chàng nghệ sĩ có mái tóc dài đến vai (Tóc Trần văn Trạch có nghĩa là tóc dài), ngồi trên chiếc xe cũ nhứt Sài G̣n, xịt màu tùm lum với hàng chữ to tướng: Đại nhạc hội! Hay lắm! Hay lắm!. Anh luôn luôn nghiêng ḿnh chào đáp mọi người với tiếng nói khe khẻ như đọc kinh và nụ cười buồn bất hũ của anh. Với phong thái hiền ḥa cố hữu thể hiện từ thuở c̣n ở trường Mỹ Tho, anh Trạch đă được các nghệ sĩ xem như ruột thịt và anh được gọi là Chú Ba Trạch hay anh Ba Trạch.

Hôm nay, anh Trần văn Trạch đă vỉnh viển ra đi nhưng biệt danh quái kiệt Trần văn Trạch vẫn c̣n trong tâm khảm của mọi người Việt Nam, dù ở bất cứ phương trời nào.

Vơ Văn Nhung,

Một bạn đồng môn 1938-42 để tưởng niệm người bạn quá cố