CHÚT HÀO QUANG ÐÃ MẤT

Trang Thế Hy

 

Nguời yêu chuộng cải lương đều biết tăm tiếng và tai tiếng của Tư Chơi, một tài năng đa diện đã  kết nghĩa với chai ruợu nhiều hơn là với cuộc sống. 

Một ngẫu nhiên đã đưa nhà văn Trang Thế Hy đến tạm trú trong nhà Tư Chơi, và nhờ đó mà độc giả được làm quen với tâm tình và khí tiết của con nguời nghệ sĩ đã muốn quên đời trong những cơn tửu nhập. BBT    

 

I

Giữa năm 1959, sau khi bị công an "vồ" hụt tại vùng Phú Nhuận, tôi vọt ra núp tạm ở gia đình một nguời bạn có nhà nghỉ mát cho thuê loại rẻ tiền ở bờ biển Long Hải. Tại dây tôi cụng trán với khá nhiều nguời giả dạng làm du khách nghèo mà tôi biết chắc là những tay "Việt cộng nằm vùng" bị luật 10/59 săn đuổi kiểu như tôi. Bạn tôi gốc nguời kháng chiến cũ Tưy không hoạt động nữa nhưng cái vỏ hợp pháp khá mong manh, nhìn tôi lắc dầu: "Sớm muộn gì rồi cũng bể. Bạn bè cùng vào sanh ra tử một thời với nhau cả, biết làm sao? Thôi thì tới đâu hay tới đó vậy".   

Giữa con bối rối vì câu đuổi khéo ấy, tôi gặp ở bãi tắm anh Huỳnh Khắc Tề, một nguời bạn cùng quê. Biết tình cảnh tôi, anh nói: "Tôi sẽ điềm chỉ cho chú một chỗ "chém vè" có thể nói là khá an toàn". "Vùng nào" - tôi hỏi - "Vùng Chợ Lớn một xóm Tàu phía sau rạp xinê Palace, truớc mặt là đuờng Trần Hưng Ðạo, sau lưng là đoạn chót của đường Phan Văn Trị". "Nhà ai vậy?" -  "Nhà  anh Tư". Ảnh chỉ bây giờ nghèo lắm, cần cho muớn bớt cái gác ọp ẹp của căn nhà nhỏ''.   

Tôi không giấu được sự mừng rỡ. Anh Tư của Huỳnh Khắc Tề là nhà soạn Tưồng kiêm diễn viên sân khấu kiêm bầu gánh của nhiều đoàn hát nổi tiếng, một nhà cách tân kịch nghệ, một nghệ sĩ cổ nhạc có ngón đờn độc đáo, tài danh lừng lẫy một thời: Huỳnh Thủ Trung tên thuờng dùng là Tư Chơi. Ðối với nguời viết văn, đó là một nguyên mẫu quý giá cho nhiều loại nhân vật.   

Anh Muời Tề không để cho tôi phấn khởi lâu:  

 - Chú đừng nuôi một kỳ vọng nhỏ nào về chuyện thu luợm chất liệu cho nghề nghiệp. Anh Tư bây giờ là một ông già nát ruợu. Vấn đề đặt ra là chú phải rán chịu đựng ổng chứ không phải ổng cung cấp gì cho chú đâu. Trong hai muoi bốn tiếng dồng hồ, ổng tỉnh vài tiếng, ngủ chừng bốn tiếng còn muời tám tiếng kia là say, không say mèm cung say ngà ngà. Ðỡ một cái là ổng  không làm ầm ĩ, không làm phiền nguời lân cận, chỉ ngồi nhà, thảng hoặc mới đến một quán cóc gần, ngồi chừng nửa buổi. Ðỡ một cái nữa là nghe ổng chửi chính phủ nhà nuớc, nguời tai mắt chính quyền tại chỗ chỉ nhìn đồng bào cuời như phân bua: "Không phải ông Tư Chơi nói đâu mà ruợu nói". Cái bình phong an toàn cho chú là chỗ đó.   

Ba hôm sau, khi tôi đến với anh Tề, chú Tư đang say mèm. Sáng lại tôi phải tự giới thiệu. Chú Tư  nhớ ra cha tôi là ai rất khó khăn. Nhưng sau dó, tôi phải ngạc nhiên vì một nguời bạn cùng quê bị chú quên lửng quá lâu được chú hồi Tưởng lại với một số nét thật chính xác về diện mạo, tánh  tình, giọng nói, giọng cuời thậm chí một số thói quen khó nhớ. Chú nói :  

 - Ba mầy rất ghét bọn xuớng ca vô lại. Vậy mà ổng nói tao đờn đoản nghe như chim "kêu".  Ba mầy không biết nói chim hót đâu. Ông nói chim "kêu". Bao nhiêu lời khen tặng văn hoa bóng bẩy của những nguời hâm mộ tài nghệ tao, tao quên hết. Vậy mà câu nói quê mùa trật chữ nghia của ba mầy thì tao nhớ. Ổng khinh bọn xuớng ca vô lại thiếu nhân cách, nhưng ổng biết nghe  tiếng đờn bằng tâm hồn. Trong trời đất này, nguời đờn nghe như chim "kêu" không nhiều đâu, nguời biết nghe tiếng đờn như nghe chim "kêu" càng ít hơn.   

Vậy mà chỉ hai hôm sau, trong một cơn ngà ngà say, chú Tư lè nhè:   

- Vị tình ông già làm với ổng một ly coi mậy... Mầy nói mầy là con của ai, tao quên rồi?  Tôi đỡ ly ruợu từ bàn tay run run của chú Tư mà tê điếng trong lòng. Từ nhiều năm truớc đó, tôi đã bắt đầu tìm hưng phấn giả tạo bằng men ruợu. Nghe chú Tư hỏi tôi có thấy mình bị ruợu ran đe, nhưng ít thôi. Tôi xót xa vô hạn cho những gì dã bị ruợu bôi xóa trong tâm hồn bậc nghệ si tài  danh đang tàn tạ này.   

Chỉ trong vòng vài tuần, tôi xác định tóm tắt được cách chú Tư nhìn cuộc sống qua men ruợu. "Hiện tại là một cục bầy nhầy. Quá khứ là cái gì thây kệ nó, nhưng làm ơn đừng gợi lại. Còn tương lai hả? Ai muốn bàn luận với tao về tương lai, truớc hết phải đồng ý với tao rằng tương lai là hư vô". Ở giai đoạn bản lề giữa ngà ngà say và say mèm, chú Tư luôn luôn lặp lại gần giống y thư vậy. Và có một lần nọ, lúc tỉnh, chú mời tôi cùng chú luận bàn về cách nhìn đời của chú trong  cơn say.   

- Biểu mầy chấp nhận tương lai là hư vô mầy không chịu đâu... đừng cãi, tao đi guốc trong  bụng mầy, con ạ! Mầy không thèm nhìn những chân trời gần. Mầy đang mê cái chân trời rất xa của mầy không biết chừng nào mầy mới thấy nhưng mầy muốn thấy nó màu hồng. Giả tỉ nhu nó là ảo tưởng thì cũng là ảo tưởng đẹp, tao vẫn hoan nghinh. Về quá khứ, mầy mới có ba muoi mấy  tưổi, cái quá khứ còn quá ngắn đó chua cho phép mầy phát biểu về quá khứ. Còn lại cái hiện tại. Khi tao nói cái hiện tại là một cục bầy nhầy, mầy khoái lắm chứ gì? Khai thiệt đi con.   

Luận bàn với chú Tư về chuyện này nguy hiểm quá, tôi đành làm thinh nhưng rất khâm phục cái  hình tượng chú Tư dùng để nói về cái hiện tại của thành phố Sài Gòn năm 1959 nầy. Ðúng là một cục bầy nhầy.   

 

II   

Chưa ầy một năm sau, tôi lại phải ra đi. Trong tâm trạng rối bời vì mặc cảm bất an bị săn đuổi vẫn nổi bật ba sự kiện mà tôi không cần ghi để nhớ vì biết rằng tôi sẽ không bao giờ quên nó.  

Ðầu tiên là chuyện chú Tư từ chối không nhận hai món quà của một tay đờn tranh từ Cần Giuộc  mang lên: một chai ruợu Whisky Haig và một cây đờn đoản, niềng cẩn ốc xà cừ. Chú Tư không  nói rõ lý do vì sao chú từ chối nhưng những lời cám ơn rất chân thực thì hàm ý mời khách ra về  ngay. Một lát sau, thím Tư cầm về một xị ruợu dế.   

- Bà đđó cho tôi. Tôi phải tỉnh để nói với thằng Hai này vài câu mới được. Hai à! Nếu  như tay đờn tranh này chỉ tặng tao chai ruợu thôi, thì chẳng những tao nhận mà còn biểu nó lâu lâu nhớ tao, cứ đến tặng ruợu tao như vậy. Nhưng kèm theo ruợu có cây đờn đoản và những lời  nài nỉ biểu tao đờn cho nó nghe thì tao không nhận. Thằng nầy chưa từng nghe tao đờn như ba  mầy đâu nhưng nó nghe tiếng đồn. Tao giận nó vì nó là một nghệ sĩ mà lại mưu toan mua chuộc một nghệ sĩ bằng ruợu. Thằng già nát ruợu nầy bán mình nhiều lắm rồi

Hai à! Nhiều lúc bán mình rất rẻ và rất dễ nữa kia, nhưng chàng nghệ si tài hoa đờn đoản nghe như chim "kêu" không  bán mình với bất cứ giá nào. Tao vừa giận mà cũng vừa thương nó nữa. Giá tỉ như nó dụ được tao đờn, thì nó chỉ nghe tiếng cóc nhảy trên rơm mà thôi, và nó sẽ ra về thất vọng. Chi bằng cứ để mơ tương tiếng đờn nghe như chim "kêu" của tao có phải hay hơn không? Tự hủy hoại một điều mơ tưởng đẹp của mình là ngu, ngu một cách đáng thương, mầy nghe chưa Hai? 

Ngừng một lát, chú Tư tiếp:   

- Mầy là thằng viết văn... đừng chối, tao biết hết... Nếu như mầy nổi tiếng, tao nói thí tỉ thôi, chừng nào mầy mới dám nổi tiếng, một cái tên được nhắc nhở thường mầy còn không dám có nữa kia... Mầy là một con cá đang lội trong nuớc đục... đừng sợ, tao đang tỉnh, tao không hại mầy đâu. Một thằng đầu trâu mặt ngựa nào đi ngang qua nghe tao nói nó cũng cho là ruợu nói chớ không phải ông Tư Chơi nói. Nếu như mầy nổi tiếng - biết dâu chừng mậy, cuộc đời ác nghiệt nầy lâu lâu nó cũng chơi cái trò tặng phẩm bất ngờ - nếu như con nổi tiếng, con phải nghe lời chú Tư dặn nghe con, là khi nào biết mình viết hết được rồi thì phải đi chỗ khác chơi, đừng bẹo hình bẹo dạng ở chỗ truờng văn trận bút và tuyệt đối đừng để những nguời hâm mộ mình đọc  những câu lếu láo, nhớ chua? Thôi tao nhậu, xị ruợu của tôi đâu rồi bà?   

Rồi chú Tư vừa rót ruợu ra ly vừa ngâm:  

 - Nuớc giếng trong con cá nó vẫy vùng... còn lâu, còn rất lâu nuớc mới trong con ơi!   

Sự kiện thứ hai: Một tác giả kịch bản cải lương còn trẻ, có chút tài năng nhưng chưa có tên đến nhờ chú Tư cùng đứng tên như đồng tác giả của một vở tuồng mà anh ta đảm bảo là không đến nỗi nào làm hại thanh danh chú Tư. Anh chàng nầy được chú Tư mời ra về ít nhã nhặn hơn: "Vì không chịu làm bạc giả mà tôi phải nghèo cực đến như vầy. Bây giờ chú muốn tôi giúp đỡ chú làm bạc giả hay sao? Chú cầm quyển tuồng của chú về đi".   

Sự kiện thứ ba: Một biên tập viên chủ chốt của một tờ tuần báo không ăn khách, đến chơi gợi ý rất khéo để chú Tư tâm sự ít nhiều gì đó về những mối tình thời thanh niên và trung niên của chú Tư có dính dấp đến ba nữ nghệ sĩ, diễn viên sân khấu cỡ thuợng thặng đã giải nghệ. Người này nhỏ tuổi hơn chú Tư không nhiều, thỉnh thoảng có giúp đỡ chú Tư về tiền bạc. Chú Tư đoán được ý đồ, hỏi chận đầu trước. Ông ta nhột quá phải khai thiệt nhưng còn chống đỡ: "Tôi không dám  khoe tài đâu nhưng tôi biết cách viết anh Tư à! Khoa nịnh đầm tôi cũng khá. Tôi chỉ tôn nguời ta  lên thôi chứ không bao giờ xúc phạm". Chú Tư ôn tồn nói:  

- Ba ngôi sao không còn hào quang kia, gì thì gì vẫn còn hình dáng của những ngôi sao. Còn tôi bây giờ là một cái khối nát vụn chẳng còn chút hình thù gì rõ nét của một vì sao rụng. Họ nói về tôi là ban phát cho tôi cái gì đó. Tôi nói về họ là xin xỏ vay muợn ở họ cái gì đó. Tôi  không mặc cảm dâu. Tôi nói về cách nhìn thông thường của nguời ngoài cuộc chớ không nói về cách nhìn của tôi. Những nguời đó có thể vì háo danh và mê muội truớc sức huyễn hoặc của chữ nghĩa khéo dùng mà không thấy mình bị xúc phạm. Nhưng tôi thì không muốn làm nguời xúc  phạm... Tưổi già của tôi lạnh lẽo thật nhưng tôi không muốn suởi ấm bằng hào quang của nguời  khác.      

 

 III   

1959-1989   

Ba mươi năm sau khi chú Tư Chơi tự ví mình với cái khối nát vụn không còn hình thù gì rõ nét của một vì sao rụng, tôi gặp trong tiểu thuyết mấy nhân vật bình thuờng bất hạnh mà nhà văn tạo ra họ đã ví với những "mảnh vỡ của một ngôi sao buồn". Tôi thấy sự so sánh ví von của tác giả gốc người phương Ðông này dễ chấp nhận đối với khả năng tưởng tượng của tôi hơn và xin muợn  cái hình tượng ấy của ông để tâm sự với bạn dọc rằng một số lời nói của nhà nghệ sĩ tài danh Tư Chơi, lẫn lộn trong bao nhiêu lời lảm nhảm của một ông già nát ruợu, đã được tôi cảm thụ như mấy lời dạy bảo quí giá về nhân cách của một người cầm bút. Còn những tia sáng đạo lý lóe lên yếu ớt trong đêm đen của chủ nghĩa thực dân mới ấy có đáng đuợc gọi là "chút hào quang từ  mảnh vỡ của một ngôi sao buồn" hay không, thì chuyện đó còn tùy ở từng nguời bạn dọc. 

 (1-1989)