Truyền thống sơn mài B́nh Dương


THÁI KIM ĐIỀN

 

Nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam đă xuất hiện, tồn tại và phát triển rất lâu đời. Khá nhiều nghề thủ công của ta đă trở nên nổi tiếng, nhất là các nghề thủ công mỹ nghệ. Nó có ư nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xă hội ở nông thôn theo chiều hướng phát triển của nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ trên thế giới. Ngành nghề truyền thống và sản phẩm của nó tạo nên bản sắc của mỗi nền kinh tế. Không nền kinh tế nào không có bản sắc riêng. Giữ ǵn, kế thừa, nâng cao phẩm chất  về kỹ thuật và mỹ thuật cho ngành nghề truyền thống có ư nghĩa cả về kinh tế và văn hóa. Do những ảnh hưởng về kinh tế, xă hội, tâm lư, tập quán và những điều kiện tự nhiên, ở nông thôn Việt Nam đă tồn tại những làng nghề truyền thống với bề dày lịch sử hàng trăm năm và với nhiều loại sản phẩm nổi tiếng bởi tính độc đáo và độ tinh xảo cao. Trong đó sơn mài từ lâu đă được xem như một trong những truyền thống tiêu biểu đậm nét văn hóa Việt Nam được giới mỹ thuật thế giới biết đến.

Nghề thủ công nói chung, thủ công mỹ nghệ nói riêng được tiến hành chủ yếu tại các làng nghề. Lịch sử phát triển nghề và làng nghề cổ truyền luôn gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa, xă hội và khoa học kỹ thuật nước ta. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là sản phẩm hàng hóa thuần túy - mang tính thực dụng, thỏa măn nhu cầu sinh hoạt b́nh thường, hàng ngày của nhân dân mà chúng c̣n là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang bản sắc văn hóa dân tộc. Trên các sản phẩm thủ công, nhất là sản phẩm trong quá khứ (như đồ đồng, đồ đá, đồ gốm, đồ thêu, tranh dân gian... hay đ́nh chùa, cung điện, lăng tẩm, thành tŕ...) thường chứa đựng những quan niệm thẩm mỹ, trưởng, đặc điểm nhân văn, tŕnh độ khoa học và kỹ thuật rất độc đáo của dân tộc Việt Nam Nhiều sản phẩm c̣n mang dấu ấn thời đại đặc điểm làng nghề, phong cách nghệ nhân khá đậm nét. Chính tính đặc thù ấy đă tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút của đồ thủ công mỹ nghệ với khách hàng trong nước và quốc tế. Các sản phẩm ấy do nhiều thế hệ nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề ở các làng nghề làm ra. Làng nghề bảo lưu, phát triển tinh hoa văn hóa nghề thủ công của dân tộc trong suốt tiến tŕnh lịch sử.

Ngay từ đầu thế kỷ, năm 1901, trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một được thành lập.

Mục tiêu xa xôi là dựng chiêu bài ''Khai hóa'', tuyên truyền che giấu âm mưu xâm lược. Mục tiêu gần gũi, thiết thực là sản xuất, cung cấp tại chỗ cho bọn cầm quyền những hàng tiêu dùng và trang trí nội thất có giá trị thẩm mỹ cao. Trước đây, sau khi đă chiếm đóng toàn bộ lănh thổ nước ta, những vật dụng trang trí cho nhà cửa, dinh thự của Pháp như bàn, ghế, tủ, giường... và tất cả mọi thứ đều chở qua từ Pháp hay từ những thành phố thuộc Pháp ở An Độ. Đường sá xa xôi, vận chuyển như vậy thực hết sức tốn kém, đắt đỏ. Chúng ta c̣n nhớ khi Đô đốc Bonard trên đường đi qua nhậm chức Thống đốc Nam Kỳ (1861-1863) cũng đă ghé Tân Gia Ba, mua nguyên cả một sườn nhà gỗ để lắp ráp và dựng lại làm dinh của ḿnh. Về sau này, khi tiếp xúc với nhiều người Việt, người Pháp mới thấy rằng việc chở vật dụng từ Pháp sang là vô ích, không hợp lư. Nghề thủ công của người Việt rất tinh xảo, nguyên liệu để chế ra đồ dùng không phải là thiếu, mà c̣n có thể nói rất quư nữa là khác. Trong cuộc triển lăm mỹ thuật Việt Nam được tổ chức năm 1887 ở Hà Nội, Toàn quyền Paul Bert đến khai mạc, những hàng mỹ nghệ trưng bày đă gây một sự chú ư và hấp dẫn hết sức đặc biệt, từ những hàng thảm dệt, thêu thùa, trang sức bằng đá quư và vàng bạc, những đồ dùng bằng đồng thau và kim loại khác cho đến các thứ đồ gốm, sành sứ, đất nung, những thứ đồ mộc chạm trổ, sơn son thếp vàng, cẩn xà cừ, những đồ thờ, tượng thờ, hoành phi, liễn đối... hết sức tinh xảo, biểu hiện một nền nghệ thuật đặc sắc. Vấn đề đớ càng được xác lập nhiều hơn sau hàng chục cuộc điền dă nghệ thuật được tiến hành khắp nơi trên toàn cơi đất nước ta.

Tại miền Nam, Pháp chọn Thủ Dầu Một làm nơi xây dựng một trường mỹ thuật ứng dụng là từ nền tảng đó. Một nguyên nhân khác nữa: Thủ Dầu Một là một nơi có tiếng tăm từ nhiều đời, ngay từ thời kỳ đầu của triều Nguyễn với nghề mộc và chạm trổ rất tinh vi, nghề làm sơn ta và khảm xà cừ khá tuyệt xảo.

Trường bắt đầu mở cửa th́ đă có 40 học viên ghi tên vào học tập, làm việc, trong số này có nhiều người đă là thợ giỏi từ trước. Chương tŕnh gồm có 4 môn: Gỗ (Ébénisterie), điêu khắc (Sculpture), khảm xà cừ (lncrustation) và đúc đồng (Fonderie de Bronze) nhưng trong thực tế th́ chỉ chú trọng đến chạm gỗ và sử dụng sơn ta (lacquer) để sơn thếp. Dưới sự chi phối của viên  hiệu trưởng người Pháp đầu tiên, các sản phẩm thực hiện đều dựa vào tiêu chuẩn là vật dụng trang trí được bày tại Bảo tàng Khải Định và cung điện triều đ́nh Huế. Năm 1923, viên hiệu trưởng mới được bổ nhiệm đến, các hiệu trưởng kế tục của trường đều là người Pháp. Phần lớn đều chú trọng nhiều hơn trong việc đào tạo các nghệ sĩ và thợ cả, ngoài nghề mộc c̣n triển khai thêm về điêu khắc trên gỗ và làm sơn (laquage). Nhiều thứ gỗ quư sản sinh từ rừng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ được đưa vào đây như cẩm lai, trắc, gơ, huê mộc (bois de rose), nu, giáng hương... để chế biến thành biết bao nhiêu đồ trang trí tuyệt đẹp.

Điểm đặc biệt hơn cả trong giai đoạn đào tạo này, lớp nghệ sĩ đầu tiên ở đất Thủ có tay nghề giỏi và có tri thức về văn hóa thẩm mỹ đă được h́nh thành, trở thành ṇng cốt cho giai đoạn phát triển sau này. Hầu hết các học sinh tốt nghiệp tại trường đều trở thành thợ giỏi, nhà giáo hay những họa sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như: thợ Phèn, thợ Dựa, giáo Đỏ, giáo Đậu, Châu Văn Trí, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thành Lễ, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Văn Yến... Do biết khéo léo kết hợp tay nghề truyền thống mà cha ông để lại với tinh hoa trong nghệ thuật châu ÂU (Pháp), thế hệ thợ thủ được đào tạo đầu tiên đă làm vẻ vang cho nền mỹ thuật B́nh Dương xưa khắp Nam kỳ lục tỉnh.

Đến năm 1964, tiếp nhận xu thế văn hóa mỹ thuật và chương tŕnh đào tạo của Mỹ, trường đă đổi tên chính thức thành trường Kỹ thuật B́nh Dương. Chương tŕnh đào tạo của trường cũng có nhiều biến chuyển, ngoài những ngành nghề trước th́ trường c̣n đào tạo thêm các bộ môn đồ họa công thương nghiệp, kỹ thuật cơ khí và trường c̣n dạy thêm những bộ môn văn hóa phổ thông. Giai đoạn này, chương tŕnh giảng dạy các bộ môn nghề được việt hóa hoàn toàn, giáo viên phụ trách là người Việt, hiệu trưởng người Việt đầu tiên là ông Nguyễn Văn Long. Thời gian này cũng có rất nhiều học sinh của trường tốt nghiệp và thành danh. Về ngành nghề sơn th́ khỏi cần phải nói nhiều, là một nghề cổ truyền của nước ta từ xa xưa lắm, vào thế kỷ thứ XV, XVI đă đạt đến một tŕnh độ điêu luyện, hết sức phong phú. Nơi phát triển mạnh nhất là Thủ Dầu Một (B́nh Dương), chính nơi đây có thể xem là cái nôi của nghệ thuật sơn ta, sau này là sơn mài của phía Nam Trước kia, các màu sơn then (màu đen), màu đỏ son, nâu cánh gián, thêm vào đấy là vàng và bạc là các màu chủ yếu thường ngày được sử dụng để nâng cao chất lượng mỹ thuật các đồ vật thường dùng trong nhà như bàn, ghế, tủ chạm, tủ chè, sập gụ. Hoặc để góp phần nâng cao cái đẹp trang trí ở các nơi thờ phượng công cộng, sơn son thếp vàng hoặc làm đen bóng các kiệu thờ, cửa vơng, bao lam ở chùa chiền, sơn phủ và tô vẽ các tượng tôn giáo hay khung tranh. Với đóng góp của thời gian càng làm cho nó kỳ lạ hơn, là đôi nét điển h́nh của nghề sơn cổ Việt Nam.

Khoảng năm 1930-1932, các họa sĩ trẻ của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có nhiều thử nghiệm mới về sơn ta, không chỉ sử dụng kỹ thuật đơn giản cổ truyền nữa, những Nguyễn Gia trí, Trần Văn Cẩn, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Khang, Phạm Hậu... mà c̣n đưa sơn ta vào hội họa, nâng một chất liệu quư trước đây chỉ đứng ngang mức mỹ nghệ, nay bay bổng lên, chiếm lĩnh được một vị trí đáng kể trong đời sống mỹ thuật, trong nước cũng như trên thế giới. Vài người gốc miền Nam tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Hà Nội như họa sĩ Nguyễn Văn Long đă mang về phổ biến những kết quả mới này ở trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một, cộng thêm vào đấy là phương pháp làm sơn khắc (coromandel) có giảng dạy tại nhà trường, các học viên được trang bị cách nh́n và kỹ thuật mới làm cho ngành sơn mài mỗi ngày càng hoàn thiện, lư thú và hấp dẫn. Ngành sơn mài phát triển rộng, nhân dân thị xă Thủ Dầu Một và các vùng lân cận hầu hết chuyên sống bằng nghề sơn mài.

Cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, chính quyền Pháp đông Dương nắm giữvai tṛ chủ đạo phát triển sản xuất hàng thủ công ở Việt Nam. Người Pháp đến Việt Nam đă đem theo nền sản xuất cơ khí từ chính quốc họ. Đối với nền sản xuất thủ công lâu đời của nhân dân Việt nam, người Pháp từng bước có các chủ trương và biện pháp đáng chú ư: 1935, mở đầu bằng cuộc điều tra để t́m phương án phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Bắc kỳ do Thống sứ Bắc kỳ phụ trách. Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đă mở mỹ nghệ bản xứ ở Hà Đông, khuyến khích mọi nơi trong tỉnh đẩy mạnh các nghề thủ công, nhất là làng nghề cổ truyền. Chính quyền và các nhà kinh doanh bản xứ hiểu rằng, kích thích phát triển thủ công nghiệp không những chỉ phải bỏ vốn ít hoặc không cần bỏ vốn mà lợi nhuận thu được lại rất cao. Bởi tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt và tài khéo của người thợ có truyền thống lâu đời Tưsản thương mại Pháp muốn tận dụng nguồn lợi từ sản xuất hàng truyền thống, nhất là làng mỹ nghệ Việt Nam luôn được thế giới ưa chuộng và được giá. Ngoài ra, các sản phẩm này đáp ứrlg kịp thời và tại chỗ cho nhu cầu tiêu dùng của thuộc địa, mà nước Từ những hàng mỹ nghệ gia dụng nhỏ đă phát triển ngày càng lớn hơn, sản xuất được nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao nhưtủ, bàn, sa-lông, b́nh phong, các loại tranh trang trí, gây được sự hấp dẫn lớn ở nhiều nơi, xuất khẩu qua các nước Tây Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ chiếm được nhiều huy chương vàng tại các hội chợquốc tế. Thành công khá lớn của xưởng mỹ nghệ Thanh Lễ trước đây là một chứng cứ điển h́nh, tuy nằm ngay tại trung tâm Sài G̣n nhưng thực chất vẫn là đặt căn cứ trên vùng Thủ Dầu Một, các mặt hàng hầu hết đều do nghệ sĩ sơn mài của trường Mỹ nghệ Thủ Dầu Một đảm trách, hoặc nếu không th́ cũng là do những người thợ ít nhiều có liên hệ hay nằm trong ảnh hưởng của trường này. Với đà phát triển đó, thế hệ những nghệ sĩ sơn mài tài hoa, đam mê, năng nổ, đă đưa nghệ thuật sơn mài đến những vinh quang cao nhất của một phong cách nghệ thuật riêng, rất bí ẩn, kỳ diệu, sâu thăm thẳm, tưởng là phi hiện thực nhưng lại hoàn toàn gần gũi với đời sống con người, phản ánh hiện thực với quy luật chắt lọc tinh túy riêng của nó. Làng sơn mài B́nh Dương cũng non trẻ như miền đất phương Nam, cũng phóng khoáng và mới lạ. Với nghệ thuật sơn mài truyền thống, kết hợp với các loại nguyên liệu sơn mài được nhậptừNhật Bản và Trung Quốc, làm cho sơn mài B́nh Dương có nhiều dáng dấp mới lạ hấp dẫn màu sắc hiện thoát khỏi màu song vàng truyền thống nhưng vẫn mang đậm tâm hồn khoáng đạt của người Việt. Nghề sơn trong lịch sử Việt Nam như công tŕnh đă đề cập đến là những di vật độc đáo, quư hiếm, có giá trị thẩm mỹ, giá trị tinh thần và kết tinh của những t́m ṭi sáng tạo của ông cha chúng ta hàng ngh́n năm trước. Những di sản đó c̣n lại đến ngày nay không nhiều. Chiến tranh và thiên nhiên đă và đang phá hủy chúng. Đứng trướcthựctế này, chúng ta cần định hướng cho nghề sơn, cần bản lưu và phát triển sơn mài Việt Nam. Đồ sơn ngày nay với sự có mặt của kỹ thuật sơn mài, đồ sơn thực sự là một trong những mặt hàng thương mại có giá trị. Định hướng phát triển sơn mài theo hướng này nhất định có nhiều triển vọng, nhất là khi Việt Nam đă bước vào thời kỳ mở cửa. Có lẽ v́ xuất phát từyêu cầu chung là phục vụ cho con người nên cả hai tính thẩm mỹ và thực dụng của thế giới đồ vật luôn gắn bó mật thiết với nhau, nhu cầu này chi phối và làm tiền đề cho nhu cầu kia, nhu cầu kia, lại góp phần bổ sung cho nhu cầu này. Nhưng đối với người xưa th́ nhu cầu thực dụng vẫn là mục tiêu thiết yếu và được ưu tiên nhất.

Chính v́ vậy trong quá tŕnh sáng tạo và cải tiến đồ vật nếu hai nhu cầu này có sự đối lập nhau, mà thực t́nh trường hợp này rất hiếm, th́ bao giờ nhu cầu thẩm mỹ cũng phải nhượng bộ nhu cầu thực dụng.

Một điểm khác cũng cần lưu tới, đó là công nghiệp sơn đang đ̣i hỏi sự phát triển toàn diện về trồng sơn, chế biến nhựa sơn, phục vụ cho công nghiệp nhẹ ở địa phương cũng như trong xuất khẩu mặt hàng này. Trong tương lai, với định hướng chiến lược của nền kinh tế mới, chắc chắn nghề sơn sẽ được chú trọng hơn trong nhận thức cũng như trong đầu tư kỹ thuật. Nghề sơn chắc chắn sẽ được sử dụng rộng răi hơn trong nhiều lĩnh vực: hàng không, tàu thuyền, cầu cống, các kiến trúc gỗ, cách điện, chịu nước, chịu nhiệt, chịu ẩm. Nhưng việc sử dụng đồ sơn trong phát triển đồ dùng hàng ngày và đặc biệt là việc sản xuất thủ công mỹ nghệ chắc chắn sẽ được chú trọng và đẩy mạnh hơn. Để nghề sơn Việt Nam thực sự có những đóng góp nhiều hơn nữa vào việc phục vụ đời sống con người, chúng tôi có một vài kiến nghị dưới đây:

Di vật mang phong cách nghệ thuật cao hiện bảo lưu trong các đ́nh, chùa, đền, miếu. Phải xem chúng là những di sản nghệ thuật phục vụ sự thưởng thức cái đẹp của nhân dân lao động và khách du lịch: Những di vật này c̣n là cơ sở và bằng chứng khách quan giúp cho việc nghiên cứu đồ sơn để phát huy và kế thừa.

Cần mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và đầu tư thích đáng cho nghề sơn Việt Nam. Trước hết, cần có kế hoạch hợp lư cho việc trồng cây công nghiệp sơn, cải tiến phương pháp khai thác và chế biến nhựa sơn, đầu tư thích đáng cho việc sản xuất đồ sơn, chú trọng đồ sơn gia dụng và đồ sơn mỹ nghệ xuất khẩu.

Tóm lại, có thể khẳng định với bề dày truyền thống và lịch sử phát triển hàng mấy trăm năm, nghề sơn mài ở đất B́nh Dương là vốn quư về mỹ thuật, thể hiện bản sắc văn hóa địa phương. Nó kế thừa nghề sơn truyền thống của dân tộc, phát huy đến đỉnh cao nghệ thuật, tiếp cận với các xu thế mỹ thuật hiện đại. Nghề sơn mài B́nh Dương đă tồn tại và truyền từ đời này qua đời khác bằng bàn tay, khối óc và tâm huyết của biết bao thế hệ, nó đă để lại trong đời biết bao sản phẩm, thực sự là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật lâu bền, góp mặt làm đẹp cho đời. Nghề sơn mài B́nh Dương đă ghi dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển kinh tế - văn hóa trên một vùng đất, xứng đáng với niềm thào của địa phương, của đất nước. Lớp lớp họa sĩ, nghệ nhân sơn mài B́nh Dương đă gắn bó tri thức sáng tạo nghệ thuật qua từng giai đoạn lịch sử và đem lại cái đẹp mỹ thuật với mọi người, xứng đáng được ghi nhớ, măi măi.

THÁI KIM ĐIỀN

(Trường Mỹ thuật B́nh Dương)